Đồng bào Lự đổi đời nhờ phát triển du lịch cộng đồng

TÀO ĐẠT |

Nhờ chủ trương phát triển du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, cuộc sống của bà con đồng bào Lự ở Lai Châu đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

5 năm trở về trước, bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) còn đắm chìm trong khó khăn, với 100% các hộ dân đều thuộc diện đói nghèo.

Thế nhưng, nhờ chủ trương phát triển du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, bản Thẳm đang từng ngày “thay da đổi thịt”, cuộc sống ngày càng đủ đầy hơn.

Ông Lò Văn Ón, Bí thư Chi bộ bản Thẳm cho biết, bản là nơi sinh sống của hơn 40 hộ, gần 200 nhân khẩu là đồng bào Lự. Trong bản có 100% hộ gia đình người Lự tham gia các hoạt động văn hóa của dân tộc, gắn với du lịch cộng đồng.

"Từ khi có khách du lịch về bản, cuộc sống của bà con cũng ổn định hơn. Đón khách du lịch xong rồi có hàng hóa để buôn bán nhỏ lẻ, nhiều hộ từ đó có thêm nguồn thu nhập" - ông Ón nói.

Gia đình ông Vàng Văn Phát (trú tại bản Thẳm) từng là một trong những hộ nghèo nhất bản. Trước đây, cuộc sống của 5 nhân khẩu trong gia đình chỉ trông chờ vào ít ruộng nương trồng cấy một vụ và phụ thuộc vào sức khỏe của hai vợ chồng trong những chuyến đi rừng.

Nhưng hiện tại, nhờ hưởng ứng thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chính sách hỗ trợ làm du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, gia đình đã trở thành hộ khá giả ở bản.

“Nhờ những tuyên truyền và hỗ trợ của các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, bà con giờ đây đã tích cực tăng gia sản xuất, cùng với làm du lịch nên cuộc sống đã bớt vất vả hơn”, ông Phát tâm sự.

Bản Thẳm chuyển mình nhờ du lịch. Ảnh: Tào Đạt
Bản Thẳm chuyển mình nhờ du lịch. Ảnh: Tào Đạt

Theo ông Lò Văn Giọt, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Hon, huyện Tam Đường, địa bàn xã có 8 bản với gần 600 hộ, hơn 2.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào Lự chiếm hơn 90%.

Để bà con dân tộc Lự có cuộc sống tốt hơn, những năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động bà con mở rộng diện tích lúa nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đến nay, toàn xã có gần 550 ha diện tích lúa, gần 500 ha cây trồng các loại như: chè, mắc ca, thảo quả, cây ăn quả và đàn gia súc hơn 1.500 con.

Xã Bản Hon hướng tới là phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Đến nay, xã có 4 bản người Lự làm du lịch, với hơn 20 hộ kinh doanh homestay.

Nhiều hộ gia đình dân tộc Lự làm giàu nhờ kinh doanh dịch vụ homestay. Ảnh: Tào Đạt
Nhiều hộ gia đình dân tộc Lự làm giàu nhờ kinh doanh dịch vụ homestay. Ảnh: Tào Đạt

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách, xã đã phục dựng, bảo tồn nhiều nghi lễ, nghề thủ công truyền thống tại các bản làng.

Nhờ đó, nhiều hộ không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn hơn 25% năm 2023.

Theo ông Giọt, dân tộc Lự hiện cơ bản đã bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu. Xã cũng cố gắng giúp bà con duy trì những phong tục, tập quán, những nét văn hóa riêng.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền bà con phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo ra những sản phẩm tốt, đảm bảo có thương hiệu.

Một điều vui mừng là tuyến đường giao thông nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ Lai Châu chạy qua hầu hết các bản làng người Lự tại xã Bản Hon, huyện Tam Đường đang dần hình thành.

Đây là cơ sở giúp bà con dân tộc Lự tiếp tục vươn lên thoát nghèo, trong đó có cả việc phát triển du lịch cộng đồng, từ đó mở ra cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc hơn.

TÀO ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Học nghề để thoát nghèo

PHƯƠNG ANH |

Xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm qua đó giúp hàng nghìn lao động có việc làm ổn định.

“Thần dược” lá tắm người Dao giúp trị bệnh trong mùa đông lạnh ở Tây Bắc

Khánh Linh |

Từ những thảo dược độc đáo của núi rừng, người Dao đã sáng tạo ra các bài thuốc tắm lá bí truyền, giúp trị nhiều loại bệnh an toàn, hiệu quả, đặc biệt trong mùa đông lạnh.

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua những chuyển biến tích cực đáng chú ý đối với mảng giáo dục.

Ngày hội Tây Nguyên đại ngàn, tinh hoa hội tụ diễn ra tại Kon Tum

THANH TUẤN |

Ngày 28.11, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần 1 năm 2023 với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên – Tinh hoa hội tụ”, diễn ra từ ngày 29.11 đến ngày 1.12.2023, tại thành phố Kon Tum với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Học nghề để thoát nghèo

PHƯƠNG ANH |

Xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm qua đó giúp hàng nghìn lao động có việc làm ổn định.

“Thần dược” lá tắm người Dao giúp trị bệnh trong mùa đông lạnh ở Tây Bắc

Khánh Linh |

Từ những thảo dược độc đáo của núi rừng, người Dao đã sáng tạo ra các bài thuốc tắm lá bí truyền, giúp trị nhiều loại bệnh an toàn, hiệu quả, đặc biệt trong mùa đông lạnh.

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua những chuyển biến tích cực đáng chú ý đối với mảng giáo dục.

Ngày hội Tây Nguyên đại ngàn, tinh hoa hội tụ diễn ra tại Kon Tum

THANH TUẤN |

Ngày 28.11, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần 1 năm 2023 với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên – Tinh hoa hội tụ”, diễn ra từ ngày 29.11 đến ngày 1.12.2023, tại thành phố Kon Tum với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.