Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người

Vương Trần |

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, ngày 18.11.2016, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30.12.2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định 162). Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 đồng thời có hiệu lực ngày 1.1.2018.

Đây là các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Nội dung cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người

Theo TS.LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS TP Hà Nội), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.

Như vậy, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã mở rộng phạm vi chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ “công dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

TS.LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS TP Hà Nội). Ảnh: T.Vương
TS.LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS TP Hà Nội). Ảnh: T.Vương

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo; học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo.

Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

Quyền của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền: hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo; tổ chức sinh hoạt tôn giáo; xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho; các quyền khác theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo TS.LS Đặng Văn Cường, đây là quy định mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện tính nhân văn sâu sắc cũng như trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người (trong đó có cả những người bị quản lý, giam giữ).

Thực hiện quy định chi tiết nội dung này, Nghị định 162 quy định: người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân; được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; việc sử dụng quyền này không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác nhân đạo, y tế, giáo dục

Vương Trần |

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác nhân đạo, y tế, giáo dục

Vương Trần |

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.