Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác nhân đạo, y tế, giáo dục

Vương Trần |

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Tạo nét riêng của Công giáo Việt Nam

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, cùng với việc truyền đạo và phát triển đạo ở Việt Nam, Công giáo đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam với kiến trúc độc đáo của các nhà thờ, tiêu biểu là Nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà ở TP Hồ Chí Minh hay các lễ hội tiếp thu những nét đẹp văn hóa dân tộc như: lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh,...

Công giáo cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt Nam, tạo ra nét riêng của Công giáo Việt Nam, điển hình như: tôn kính ông bà tổ tiên, hát Thánh ca bằng các làn điệu dân ca,... Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập, bao gồm tất cả các giám mục tại các giáo phận Công giáo ở Việt Nam.

Tại Đại hội lần thứ nhất (năm 1980), Hội đồng Giám mục Việt Nam ra Thư chung lịch sử với đường hướng hoạt động “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam thể hiện tình cảm và trách nhiệm của người Công giáo với đất nước: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm. Thư chung năm 1980 cũng định ra nhiệm vụ xây dựng một nếp sống đạo mới và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam nêu rõ, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 27 giáo phận thuộc 3 tổng giáo phận: Tổng giáo phận Hà Nội gồm các giáo phận: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh và Hà Tĩnh; Tổng giáo phận Huế gồm các giáo phận: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Kon Tum và Buôn Mê Thuột; Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh gồm các giáo phận: TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa.

Những nhà thờ mang kiến trúc Châu Âu tại Nam Định luôn thu hút rất đông du khách tới tham quan, check-in mỗi dịp Giáng sinh. Ảnh: T.Vương
Những nhà thờ mang kiến trúc châu Âu tại Nam Định luôn thu hút rất đông du khách tới tham quan, check-in mỗi dịp Giáng sinh. Ảnh: T.Vương

Giáo hội Công giáo Việt Nam còn có hệ thống tổ chức theo hệ dòng, đó là các dòng tu. Tính đến năm 2021, ở Việt Nam có khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn. Để tăng cường sự hiệp thông, trao đổi kinh nghiệm giữa các dòng tu, năm 2003, Tòa thánh Va-ti-căng tái thành lập Liên hiệp Bề trên thượng cấp Việt Nam (cấp đăng ký hoạt động năm 2010).

Mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo

Trong hoạt động quan hệ quốc tế, Giáo hội Công giáo Việt Nam là giáo hội địa phương trong hệ thống Công giáo hoàn vũ, có mối quan hệ chặt chẽ, phẩm trật theo cơ cấu tổ chức của giáo triều Roma; có mối quan hệ trực tiếp với Giáo hội Công giáo các nước như Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Hệ thống các dòng quốc tế ở Việt Nam cũng tạo nên mối quan hệ phụ thuộc và liên kết trong quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Ngược lại cũng nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trong hoạt động tôn giáo. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Hiện nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động: tổ chức lớp học tình thương, bổ túc văn hóa cho trẻ em cơ nhỡ, lang thang, trẻ em nghèo thất học, trẻ em khuyết tật; lập quỹ khuyến học để hỗ trợ, động viên học sinh, sinh viên nghèo có điều kiện học tập; trao học bổng cho học sinh; mở phòng khám nhân đạo, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em nghèo, người già neo đơn, khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, HIV/AIDS; làm đường liên thôn, bắc cầu và làm cây nước cho bà con nghèo vùng sâu,…

Tính đến tháng 12.2021, Giáo hội Công giáo Việt Nam có trên 7 triệu tín đồ, chiếm khoảng 7% dân số cả nước; 2 hồng y (lịch sử Công giáo Việt Nam có 6 giám mục được phong hồng y); 03 tổng giám mục đương nhiệm; 46 giám mục, hơn 5.000 linh mục triều và linh mục dòng; khoảng 32.000 nam nữ tu sĩ; khoảng 9.000 cơ sở tôn giáo (nhà thờ, nhà nguyện, cơ sở đào tạo, trụ sở Tòa giám mục; cơ sở dòng tu); 11 cơ sở đào tạo gồm 1 Học viện Công giáo, 9 Đại chủng viện và 1 cơ sở 2 của Đại chủng viện.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

PHƯƠNG ANH |

Tại Sóc Trăng, ngày 8.11, Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023 và phát động thi đua năm 2024 cụm thi đua các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ. Đến dự có Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh - Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Về phía tỉnh Sóc Trăng, dự hội nghị có các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Chất xúc tác đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tiếp tục nỗ lực dấn thân, thực hiện tốt đường hướng gắn bó, “đồng hành với dân tộc”; làm “chất xúc tác” đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào Công giáo.

Đồng bào Công giáo Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Thu Giang |

Sáng 12.10, Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc người Công giáo Việt Nam xây dựng bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2028. Theo đó, đại hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của đồng bào Công giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

PHƯƠNG ANH |

Tại Sóc Trăng, ngày 8.11, Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023 và phát động thi đua năm 2024 cụm thi đua các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ. Đến dự có Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh - Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Về phía tỉnh Sóc Trăng, dự hội nghị có các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Chất xúc tác đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tiếp tục nỗ lực dấn thân, thực hiện tốt đường hướng gắn bó, “đồng hành với dân tộc”; làm “chất xúc tác” đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào Công giáo.

Đồng bào Công giáo Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Thu Giang |

Sáng 12.10, Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc người Công giáo Việt Nam xây dựng bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2028. Theo đó, đại hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của đồng bào Công giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.