Cơ sở pháp lý cao nhất để bảo vệ, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Vương Trần |

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và được khẳng định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất - Hiến pháp.

Cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người bảo vệ và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Đáng chú ý, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm đáp ứng, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngày 28.11.2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ 1.1.2014), gồm 11 chương, 120 điều.

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới, trong đó điểm đổi mới quan trọng là thể hiện quan điểm nhất quán về vấn đề quyền và nghĩa vụ con người. Hiến pháp năm 2013 đề cao giá trị quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm.

Điều này không chỉ cam kết thực hiện các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người (Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người năm 1948, Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966) mà Việt Nam là thành viên, mà còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với thế giới.

Người dân đi lễ chùa cầu an. Ảnh: T.Vương
Người dân đi lễ chùa cầu an. Ảnh: T.Vương

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 có ba điểm mới về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện sự nhìn nhận của Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, bình đẳng, đó là: (1) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một nội dung quan trọng của Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; (2) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người; (3) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người bảo vệ và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Điều 24, Hiến pháp năm 2013 hiến định như sau: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”.

Khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người

Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không chỉ là quyền của “công dân” Việt Nam mà là quyền của tất cả “mọi người” và quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi...

Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiến pháp năm 2013 phân định thẩm quyền của Quốc hội, thẩm quyền của Chính phủ trong quyết định các chính sách tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo.

Theo sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, việc ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; tạo môi trường pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo; đảm bảo sự tương thích với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập; đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo.

Có thể thấy rằng, so với các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến quan trọng trong việc hiến định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ Việt Nam đổi mới và hội nhập sâu rộng với thế giới.

Hiến pháp năm 2013 cho thấy thái độ, cũng như chính sách dân chủ của Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một nhu cầu và là quyền tất yếu của mọi người, cần phải được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để mọi người thực hiện tốt nhất quyền đó.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Bình Phước ứng dụng chữ ký số vào thủ tục hành chính liên quan tôn giáo

Anh Vũ |

100% các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đều sử dụng chữ ký số và triển khai việc phát hành văn bản số hóa trên phần mềm điều hành tác nghiệp của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước.

Đồng bào tôn giáo góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Long An

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, đồng bào tôn giáo tỉnh Long An góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội.

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.

Bình Phước ứng dụng chữ ký số vào thủ tục hành chính liên quan tôn giáo

Anh Vũ |

100% các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đều sử dụng chữ ký số và triển khai việc phát hành văn bản số hóa trên phần mềm điều hành tác nghiệp của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước.

Đồng bào tôn giáo góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Long An

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, đồng bào tôn giáo tỉnh Long An góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội.

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.