Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.

Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, với chủ trương đổi mới toàn diện về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đó là: Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước sau như một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Đây là một số quan điểm định hướng có ý nghĩa căn cốt đối với chính sách pháp luật về tôn giáo của Việt Nam.

Đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương riêng về tôn giáo, xác định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dòng người quanh Nhà thờ lớn Hà Nội đêm giáng sinh năm 2022. Ảnh: T.Vương
Dòng người quanh Nhà thờ lớn Hà Nội đêm giáng sinh năm 2022. Ảnh: T.Vương

Sách trắng Tôn giáo Việt Nam nêu rõ, trong giai đoạn 1990 - 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện về vấn đề tôn giáo. Chỉ thị 37-CT/TW ngày 2.7.1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới khẳng định: “Những hoạt động của tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ngày 16.7.1998 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong mục chính sách văn hóa đối với tôn giáo, nêu rõ: “Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo”. Như vậy, Đảng nhận thức về tính hướng thiện, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cần được phát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội

Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nảy sinh, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12.3.2003, tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.

Nghị quyết số 25-NQ/TW thể hiện sự nhất quán quan điểm, chính sách đối với tôn giáo đã được nêu trong các văn kiện của Đảng trước đây và khẳng định: hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quan điểm nhất quán về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định tại các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Đánh giá thành tựu, hạn chế liên quan đến tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam quan tâm thúc đẩy đoàn kết tôn giáo trong công tác kiều bào

Thanh Hà |

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có kiều bào có tín ngưỡng, tôn giáo đóng góp cho thành công của công cuộc đổi mới đất nước cũng như nâng cao vai trò, vị thế, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc tế.

Đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều khởi sắc

Thanh Hà |

Chủ tịch Viện Liên kết Toàn cầu - IGE Bob Roberts bày tỏ tin tưởng và ủng hộ sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam quan tâm thúc đẩy đoàn kết tôn giáo trong công tác kiều bào

Thanh Hà |

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có kiều bào có tín ngưỡng, tôn giáo đóng góp cho thành công của công cuộc đổi mới đất nước cũng như nâng cao vai trò, vị thế, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc tế.

Đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều khởi sắc

Thanh Hà |

Chủ tịch Viện Liên kết Toàn cầu - IGE Bob Roberts bày tỏ tin tưởng và ủng hộ sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân.