Giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội lan tỏa trong thanh thiếu niên

Vương Trần |

Trong giai đoạn 2022 - 2025, 2 bên sẽ phối hợp vận động nguồn lực, tổ chức những hoạt động an sinh xã hội trong các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào nghèo nơi biên giới, miền núi, hải đảo.

Tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp giữa giai đoạn 2022-2025 vào sáng 29.3.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự.

Cùng dự có ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam; Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo…

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết, Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam đã cụ thể hóa bằng những văn bản, chủ trương để thực hiện và xác định đây là nội dung triển khai hết sức quan trọng; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai bên, thông tin phát sinh từ thực tiễn triển khai công việc.

Từ các hoạt động cụ thể của chương trình phối hợp sẽ giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái… để hướng đến cái thiện. Từ đó, tạo sự lan tỏa, lay động trong các bạn trẻ.

 
 Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Trần Vương

Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khẳng định, Trung ương Hội sẽ bắt tay ngay vào việc triển khai các hoạt động mà 2 bên đã ký kết. Đặc biệt là triển khai hoạt động tuyên dương gương chức sắc Phật giáo trẻ hàng năm; đẩy mạnh triển khai các hoạt động an sinh xã hội; chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tỉnh, thành đoàn, Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố để cụ thể hóa chương trình phối hợp.

Theo đó, trong giai đoạn 2022 - 2025, 2 bên sẽ phối hợp vận động nguồn lực, tổ chức những hoạt động an sinh xã hội trong các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào nghèo nơi biên giới, miền núi, hải đảo.

Cụ thể, hằng năm xây dựng ít nhất 100 “Nhà nhân ái”, nhà văn hóa thôn, bản, mỗi công trình trị giá ít nhất 50 triệu đồng; ít nhất 10 “Trường đẹp cho em”, “Nhà bán trú cho em”, mỗi công trình trị giá ít nhất 500 triệu đồng; vận động trao ít nhất 1 nghìn suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng học sinh vượt khó học tốt và 1 nghìn sổ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế tặng ngươi có công, trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, 2 bên sẽ phối hợp vận động thanh niên Phật tử tham gia tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa là cơ sở hoạt động, truyền bá Phật giáo; xây dựng, phát huy vai trò của thanh niên chức sắc, nhà tu hành, phật tử là thanh niên tiêu biểu; triển khai các hoạt động cứu trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lụt, thiên tai, hỗ trợ thanh thiếu niên, người dân khôi phục đời sống kinh tế sau thiên tai và đại dịch…

Đồng thời, tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên là chức sắc, thanh niên Phật tử thông qua các hoạt động chăm lo, đồng hành, hỗ trợ thực hành sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc; đặc biệt là các câu lạc bộ thanh niên Phật tử tham gia các hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp.

Hằng năm, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp; tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đánh thức lòng yêu nước, trí thức hoá cho công nhân lao động

Phạm Đông |

Tư duy mới về chính trị, lòng yêu nước có thể thúc đẩy sự phát triển của công nhân lao động. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội.

Xây dựng đội ngũ công nhân giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa

Phạm Đông |

Nước ta ta xác định sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là việc làm rất quan trọng.

Dấu ấn từ phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế trong lao động

Phạm Đông |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đều nỗ lực thi đua lao động sản xuất, học tập và công tác gắn với phòng chống dịch, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Đánh thức lòng yêu nước, trí thức hoá cho công nhân lao động

Phạm Đông |

Tư duy mới về chính trị, lòng yêu nước có thể thúc đẩy sự phát triển của công nhân lao động. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội.

Xây dựng đội ngũ công nhân giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa

Phạm Đông |

Nước ta ta xác định sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là việc làm rất quan trọng.

Dấu ấn từ phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế trong lao động

Phạm Đông |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đều nỗ lực thi đua lao động sản xuất, học tập và công tác gắn với phòng chống dịch, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.