Phát huy tốt hơn nữa vai trò của đội ngũ công nhân viên chức lao động nữ

BẢO HÂN - HẢI NGUYỄN |

Chiều 4.11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ký kết phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động giai đoạn 2022-2027. 

Thiết thực chăm lo tới lao động nữ 

Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và bà Hà Thị Nga - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - chủ trì.  

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2017-2022, bà Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động, trong đó có những chính sách dành riêng cho lao động nữ.

Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành quyết định và hướng dẫn về việc tặng “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam” cho trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn do cha, mẹ tử vong vì COVID-19 với các “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam” trị giá từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/cháu.

Đến nay, các cấp công đoàn đã và đang làm thủ tục trao trên 680  sổ tiết kiệm công đoàn đến các cháu, góp phần lan tỏa yêu thương, xoa dịu nỗi đau đối với người ở lại, giúp các cháu có thêm động lực để học tập và phát triển.  
Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho lao động nữ bằng nhiều hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, các khu công nghiệp – khu chế xuất như: Hỗ trợ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; tổ chức hỗ trợ nhu yếu phẩm các khu cách ly và khu vực dân bị phong tỏa; triển khai nhiều mô hình hiệu quả như “Siêu thị 0 đồng”, “Bếp ăn 0 đồng”, “Bếp ăn thiện nguyện”, “Khẩu trang vải, tải yêu thương”… 

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga đánh giá những kết quả đạt được đã giúp cho phong trào công đoàn, phong trào phụ nữ hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn, đồng thời góp phần thu hút hội viên phụ nữ, nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động tham gia tích cực trong các tổ chức, tạo ra nguồn sức mạnh to lớn của tình đoàn kết giữa các đoàn thể chính trị - xã hội.  

Giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách đối với lao động nữ

Ông Nguyễn Đình Khang cho biết, với lực lượng gần 6 triệu nữ đoàn viên công đoàn, lao động nữ là bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam và là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước; công tác nữ công là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời của tổ chức công đoàn. 

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, trong 5 năm thực hiện, chương trình phối hợp giữa 2 bên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 
Toàn cảnh lễ ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn
Toàn cảnh lễ ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn
 

“Những kết quả đạt được đã giúp cho phong trào công nhân, phong trào phụ nữ hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn, góp phần thu hút hội viên phụ nữ, nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động tham gia tích cực các hoạt động, từ đó tạo sức mạnh to lớn cho 2 tổ chức” – ông Nguyễn Đình Khang đánh giá.   

Ông Nguyễn Đình Khang tin tưởng, chương trình phối hợp trong thời gian tới sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò đội ngũ công nhân viên chức lao động nữ trong các phong trào thi đua; thực hiện bình đẳng giới, qua đó củng cố sự phát triển lớn mạnh của lao động nữ, làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ.  

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lưu ý, trong quá trình triển khai chương trình phối hợp, cần kịp thời đánh giá, đề xuất những chính sách, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách đối với lao động nữ, nhất là chính sách về sức khoẻ sinh sản, nuôi con nhỏ; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện trong xây dựng chính sách lao động nữ… 

Theo chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2022-2027, hai bên sẽ phối hợp nắm tư tưởng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức, người lao động; phối hợp tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; đề xuất các chính sách liên quan đến nữ công nhân lao động, đặc biệt là vấn đề nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; hỗ trợ lao động nữ di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ; quyền lợi bảo hiểm  xã hội, y tế cho lao động nữ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động các khu công nghiệp; phối hợp trong công tác bảo vệ quyền lợi của lao động nữ  bị xâm hại, quấy rối tình dục ở nơi làm việc…

BẢO HÂN - HẢI NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023: Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Dự kiến năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Nhiều ý kiến nhận định đây là một thách thức trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng

Nguồn cung hiếm, giá nhà ở xã hội vượt tầm với công nhân lao động

Vương Trần |

Nhu cầu lớn thế nhưng số lượng phát triển dự án nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn chỉ diễn ra nhỏ giọt, giá cả của những căn hộ NƠXH cũng vượt tầm với, bỏ xa mức thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. Theo Bộ Xây dựng, việc đầu tư xây dựng NƠXH mới chỉ đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu, nguồn vốn ưu đãi bố trí thực hiện chính sách NƠXH giai đoạn 2016 - 2020 đạt thấp chỉ đạt khoảng 35%.

Tăng cường đối ngoại, thúc đẩy thương mại biên giới Việt - Trung

Trần Tuấn |

Mỗi xe hàng container chở hoa quả với số lượng từ hàng chục tấn được thông quan qua cửa khẩu, được lợi nhất là người nông dân và các doanh nghiệp, chủ hàng trong nước. Vì vậy, trong bối cảnh nước bạn vẫn duy trì chính sách chống dịch Zero COVID, hoạt động đối ngoại nhằm thúc đẩy thương mại biên giới, giúp tăng năng lực thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu càng đóng vai trò quan trọng. 

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023: Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Dự kiến năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Nhiều ý kiến nhận định đây là một thách thức trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng

Nguồn cung hiếm, giá nhà ở xã hội vượt tầm với công nhân lao động

Vương Trần |

Nhu cầu lớn thế nhưng số lượng phát triển dự án nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn chỉ diễn ra nhỏ giọt, giá cả của những căn hộ NƠXH cũng vượt tầm với, bỏ xa mức thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. Theo Bộ Xây dựng, việc đầu tư xây dựng NƠXH mới chỉ đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu, nguồn vốn ưu đãi bố trí thực hiện chính sách NƠXH giai đoạn 2016 - 2020 đạt thấp chỉ đạt khoảng 35%.

Tăng cường đối ngoại, thúc đẩy thương mại biên giới Việt - Trung

Trần Tuấn |

Mỗi xe hàng container chở hoa quả với số lượng từ hàng chục tấn được thông quan qua cửa khẩu, được lợi nhất là người nông dân và các doanh nghiệp, chủ hàng trong nước. Vì vậy, trong bối cảnh nước bạn vẫn duy trì chính sách chống dịch Zero COVID, hoạt động đối ngoại nhằm thúc đẩy thương mại biên giới, giúp tăng năng lực thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu càng đóng vai trò quan trọng.