Công tác mặt trận phải bám với thời sự, sát với địa phương

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công tác mặt trận cần bám vào những nội dung sát thực với từng địa phương, đặc biệt là các vấn đề có tính “nóng”, “thời sự”, “nhạy cảm” đang được người dân quan tâm. Chủ động đề xuất với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở.

Ngày 27.11, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022. 

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và biểu trưng cho 63 điển hình là Chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2017-2022.

 
 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và biểu trưng cho 63 điển hình tiêu biểu. Ảnh: Hải Nguyễn

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng 299 đại biểu đại diện cho gần 11.000 Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và hơn 90.000 Trưởng ban công tác Mặt trận trong cả nước.

"Có thể nói mỗi đại biểu là một tấm gương “người tốt, việc tốt”, là một câu chuyện đầy cảm động về hình ảnh người cán bộ mặt trận thầm lặng “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”, trực tiếp đến từng gia đình, cá nhân để vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước" - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp MTTQ Việt Nam, các Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận trong cả nước tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo tăng cường hoạt động của MTTQ cấp xã và Ban Công tác Mặt trận gắn chặt với cơ sở, cộng đồng dân cư, coi đây là yếu tố sống còn của công tác mặt trận.

Cán bộ làm công tác mặt trận cần chủ động, thường xuyên bám sát cơ sở, xuống tận làng, bản, thôn, tổ dân phố, từng hộ gia đình, dòng họ, cá nhân trên địa bàn để tuyên truyền, vận động, động viên nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, đề cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thứ hai, chủ động, tích cực, thường xuyên hơn nữa trong việc tham mưu với các cấp ủy, phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương để thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ và chương trình hành động của MTTQ Việt Nam các cấp.

Trong đó, công tác mặt trận cần bám vào những nội dung sát thực với từng địa phương, đặc biệt là các vấn đề có tính “nóng”, “thời sự”, “nhạy cảm” đang được người dân quan tâm. Chủ động đề xuất với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Tham mưu việc tổ chức đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân. Làm tốt hơn vai trò lắng nghe tập hợp ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Thứ ba, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm chất lượng, trình độ chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất những chế độ, chính sách phù hợp để động viên, khích lệ cán bộ làm công tác mặt trận tại cơ sở, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo các cán bộ mặt trận yên tâm về tư tưởng, ổn định cuộc sống, gia đình để toàn tâm, toàn ý công tác và cống hiến.

Thứ tư, cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở luôn là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, gần dân, có uy tín với dân; am hiểu pháp luật, không ngừng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động.

Mỗi người thật sự gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong khó khăn, vất vả, thậm chí chịu thiệt thòi hơn và hy sinh lợi ích cá nhân để “cùng đi, cùng ở, cùng làm” với nhân dân; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo tốt hơn cho đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn nội bộ cho người dân ngay từ cơ sở.

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Khánh Minh |

Ngày 18.11, Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc chính thức khai mạc. Đồng bào 22 dân tộc anh em hân hoan khoác lên mình những bộ trang phục sặc sỡ về dự hội.

Dấu ấn đổi mới cách nghĩ, cách làm về kinh tế

PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH |

Dấu ấn đổi mới của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được Đảng ta khẳng định: “Với tầm tư duy chiến lược, với quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt đã góp phần xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo”.

Xây dựng một không gian văn hóa nhân văn

NHÀ VĂN BÙI VIỆT THẮNG |

Một năm (365 ngày) chưa thể coi là dài trong lịch sử một dân tộc. Nhưng dẫu thời gian ngắn ngủi, những thành tựu văn hóa Việt Nam đã đi đúng hướng, không những thế lại có bằng chứng thuyết phục của sự khởi sắc, phát sáng dù cho đâu đó còn những vướng mắc cần vượt qua bằng tinh thần quyết tâm và khát vọng phục hưng dân tộc.

Rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Khánh Minh |

Ngày 18.11, Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc chính thức khai mạc. Đồng bào 22 dân tộc anh em hân hoan khoác lên mình những bộ trang phục sặc sỡ về dự hội.

Dấu ấn đổi mới cách nghĩ, cách làm về kinh tế

PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH |

Dấu ấn đổi mới của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được Đảng ta khẳng định: “Với tầm tư duy chiến lược, với quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt đã góp phần xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo”.

Xây dựng một không gian văn hóa nhân văn

NHÀ VĂN BÙI VIỆT THẮNG |

Một năm (365 ngày) chưa thể coi là dài trong lịch sử một dân tộc. Nhưng dẫu thời gian ngắn ngủi, những thành tựu văn hóa Việt Nam đã đi đúng hướng, không những thế lại có bằng chứng thuyết phục của sự khởi sắc, phát sáng dù cho đâu đó còn những vướng mắc cần vượt qua bằng tinh thần quyết tâm và khát vọng phục hưng dân tộc.