Dấu ấn sâu đậm, tinh thần gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo

Vương Trần |

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Trong quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo đã chứng tỏ là một tôn giáo hòa bình, dung hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Việt.

Khẳng định vị trí trong lòng dân tộc

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, tinh thần Từ - Bi - Hỷ - Xả của Phật giáo đã giáo dục con người biết sống vị tha, hòa hợp, coi trọng bình đẳng và tiến bộ xã hội. Giáo lý của Phật giáo rất phù hợp với đạo đức xã hội ở Việt Nam. Phật giáo là môi trường hoặc tạo điều kiện cho các loại hình văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc… phát triển.

Về kiến trúc của Phật giáo ở Việt Nam, có thể kể đến: chùa Một Cột, chùa Phật Tích, tượng nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp, tượng La Hán ở chùa Tây Phương…

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, Phật giáo đều để lại những dấu ấn sâu đậm, thể hiện tinh thần gắn bó đồng hành cùng dân tộc, nhiều nhà sư đứng ra giúp đời, giúp nước được sử sách ghi nhận.

Tháng 11.1981, thể theo ý chí, nguyện vọng của tăng ni, tín đồ phật tử cả nước, Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 168 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả nước gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt.

Đại hội đã thống nhất thành lập một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện cho tăng ni, tín đồ phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.

Sau sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, tăng ni, phật tử cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước để “hộ trì Hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới”.

Nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: T.Vương
Nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: T.Vương

Tuyệt đại đa số tăng ni đã tích cực góp phần xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một trưởng thành, khẳng định vị trí của mình trong lòng dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc 5 năm một kỳ và đến nay đã trải qua 9 kỳ Đại hội.

Tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay được xây dựng theo cơ cấu: (1) ở cấp Trung ương có Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, 12 ban ngành chuyên môn và 1 Viện Nghiên cứu Phật học; (2) ở địa phương có 63 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành phố, hơn 400 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

Nâng cao vị thế và uy tín thông qua việc mở rộng hoạt động giao lưu quốc tế

Theo Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, trong công tác giáo dục đào tạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo, 34 trường Trung cấp Phật học, 1 trường Trung - Cao đẳng, 8 lớp cao đẳng và hàng trăm lớp sơ cấp tại các chùa, đào tạo từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học, hàng trăm tăng ni du học ở nước ngoài.

Về hợp tác quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế và uy tín thông qua việc mở rộng hoạt động giao lưu quốc tế, tích cực hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài, đăng cai và phối hợp tổ chức thành công 3 kỳ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc VESAK tại Việt Nam (2008, 2014, 2019), là thành viên của nhiều tổ chức Phật giáo quốc tế (tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình - ABCP, tổ chức Liên Hữu Phật giáo thế giới - WFB; tổ chức Liên minh Phật giáo thế giới - IBC; Ủy ban Quốc tế Đại lễ VESAK Liên Hợp Quốc - ICDV…).

Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giảm bớt những khó khăn, gánh nặng cho cộng đồng, xã hội. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 165 Tuệ Tĩnh đường, 64 trung tâm nuôi trẻ mồ côi; 20 trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn; trên 1.000 lớp học tình thương; 33 phòng khám Đông y, 10 phòng khám Tây y…

Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng: xây cầu, đóng góp làm đường giao thông nông thôn, nuôi dưỡng và chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh…

Tính đến tháng 12.2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 54.169 tăng ni (trong đó: 40.095 Bắc Tông, 7.028 Nam tông Khmer, 1.754 Nam Tông Kinh, 5.284 Khất sĩ), 18.544 cơ sở thờ tự, khoảng 14 triệu tín đồ đã quy y và nhiều người có tình cảm với Phật giáo.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Văn hóa Phật giáo là chất keo kết dính trong đại gia đình dân tộc Việt Nam

Vương Trần |

Tư tưởng, đạo đức và lối sống của văn hóa Phật giáo trở thành “chất keo” bền vững, kết dính các thành tố, các tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Phật giáo tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Thanh Hà |

Các tham luận tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phật giáo với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" đã khẳng định vị trí, vai trò, sự đồng hành của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và vai trò, trách nhiệm nòng cốt của lực lượng công an nhân dân trong bảo vệ an ninh trật tự.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Văn hóa Phật giáo là chất keo kết dính trong đại gia đình dân tộc Việt Nam

Vương Trần |

Tư tưởng, đạo đức và lối sống của văn hóa Phật giáo trở thành “chất keo” bền vững, kết dính các thành tố, các tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Phật giáo tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Thanh Hà |

Các tham luận tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phật giáo với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" đã khẳng định vị trí, vai trò, sự đồng hành của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và vai trò, trách nhiệm nòng cốt của lực lượng công an nhân dân trong bảo vệ an ninh trật tự.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.