Văn hóa Phật giáo là chất keo kết dính trong đại gia đình dân tộc Việt Nam

Vương Trần |

Tư tưởng, đạo đức và lối sống của văn hóa Phật giáo trở thành “chất keo” bền vững, kết dính các thành tố, các tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

“Chất keo” bền vững, kết dính các thành tố

Đây là khẳng định của Hòa thượng TS Thích Thanh Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội khi phát biểu tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phật giáo với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" do Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND) và Học viện Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, phật tử luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, phối hợp cùng lực lượng công an nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực tham gia phòng chống tội phạm và có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Hòa thượng, TS Thích Thanh Quyết, Hòa thượng, TS Thích Thanh Đạt, Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Đại tá, TS. Trần Văn Tuấn đồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: T.Vương
Hòa thượng, TS Thích Thanh Quyết; Hòa thượng, TS Thích Thanh Đạt; Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy; Đại tá, TS. Trần Văn Tuấn đồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: T.Vương

Hòa thượng TS Thích Thanh Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội khẳng định: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hóa và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là dòng chủ lưu, là căn cốt tinh thần đạo lý của dân tộc. Trong đó, dấu ấn của Phật giáo trên các phương diện văn hoá-xã hội, kinh tế-chính trị, theo dòng chảy lịch sử đã được khẳng định và được chứng minh cả trên phương diện thực tiễn và lý luận. Đại đoàn kết dân tộc quyết định đến sức mạnh của Tăng đoàn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống của văn hóa Phật giáo trở thành “chất keo” bền vững, kết dính các thành tố, các tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Các tham luận tại hội thảo đã khẳng định vị trí, vai trò, sự đồng hành của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và vai trò, trách nhiệm nòng cốt của lực lượng CAND trong bảo vệ an ninh trật tự (ANTT).

Đồng thời, các ý kiến cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ tăng, ni, phật tử trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận lòng dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), đảm bảo trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tăng cường cảnh giác, đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, Phật giáo xâm hại ANQG, đảm bảo TTATXH của đất nước.

Phật giáo đã hòa mình cùng văn hóa dân tộc

Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy - Ủy viên Hội đồng lý luận Bộ Công an, Giám đốc Học viện Chính trị CAND khẳng định: Tham luận và phát biểu trực tiếp tại Hội thảo đã phân tích, làm rõ hơn các vấn đề lý luận, thực tiễn về vị trí, vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

PGS.TS Phan Xuân Tuy - Ủy viên Hội đồng lý luận Bộ Công an, Giám đốc Học viện Chính trị CAND. Ảnh: T.Vương
PGS.TS Phan Xuân Tuy - Ủy viên Hội đồng lý luận Bộ Công an, Giám đốc Học viện Chính trị CAND. Ảnh: T.Vương

Các tham luận khẳng định Phật giáo đã hòa mình cùng văn hóa dân tộc, có vị trí, vai trò quan trọng trong việc huy động các tăng ni, phật tử đồng hành cùng dân tộc, chung tay, góp sức xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ thành quả của sự nghiệp cách mạng dân tộc, kiên định theo phương châm đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời, chính qua sự hòa mình vào dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân, Phật giáo ngày càng có uy tín trong xã hội. Hội thảo cũng khẳng định vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự suốt gần 80 năm qua, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân và đồng bào theo tôn giáo, trong đó có Phật giáo.

Các ý kiến cũng nêu ra một số thực trạng ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội như việc vận động sư sãi và đồng bào phật tử chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương; thực trạng công tác phát huy vai trò của các chức sắc phật giáo góp phần giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ở một số địa bàn trọng điểm; thực trạng công tác tuyên truyền, công tác vận động quần chúng đối với tăng ni, phật tử trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta.

Cùng với những kết quả đã đạt được, trên tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, với trách nhiệm và mang tính xây dựng cao, các ý kiến phát biểu cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục để công tác tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng thật sự phát huy được vị trí, vai trò trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, cần phải tăng cường cảnh giác, đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, Phật giáo xâm hại an ninh trật tự của đất nước ta.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao 6 ghe Ngo cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tạ Quang |

Cần Thơ - Các ghe Ngo mini được trao cho 6 đơn vị gồm: Học viện phật giáo Nam tông Khmer; Chùa Pô Thi Som Rôn; Chùa Sanvor Pô Thi Nhen (quận Ô Môn); Chùa Neryvone và Chùa Prum Mani Vongsa (huyện Thới Lai); Chùa Pitu Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều).

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Hệ phái Khất sĩ góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo

Thanh Hà |

Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Bàn giao 6 ghe Ngo cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tạ Quang |

Cần Thơ - Các ghe Ngo mini được trao cho 6 đơn vị gồm: Học viện phật giáo Nam tông Khmer; Chùa Pô Thi Som Rôn; Chùa Sanvor Pô Thi Nhen (quận Ô Môn); Chùa Neryvone và Chùa Prum Mani Vongsa (huyện Thới Lai); Chùa Pitu Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều).

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Hệ phái Khất sĩ góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo

Thanh Hà |

Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.