Bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Thanh Hà |

Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào, theo TTXVN.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thông tin, năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 131 trường có dạy tiếng Khmer, với 1.319 lớp và 44.416 học sinh.

Cấp Tiểu học có 91 trường với 929 lớp. Cấp Trung học Cơ sở 33 trường với 346 lớp. Cấp Trung học Phổ thông có 7 trường, 44 lớp.

Đặc biệt, dịp Hè, 67 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer trong tỉnh tổ chức dạy tiếng Khmer với 197 lớp thu hút có 4.455 học sinh tham gia học tập.

Đại Đức Sơn Phước Lợi, Trụ trì chùa Ô Chum (thị xã Ngã Năm) cho biết dịp Hè, chùa mở hai lớp (dạy chữ Khmer) với gần 100 học sinh là con em của người dân tộc ở địa phương. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng các em theo học đều nghiêm túc và cố gắng trong học tập với mong muốn giữ gìn chữ viết, tiếng nói của dân tộc.

Đại đức Sơn Phước Lợi cho biết thêm chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho nhà chùa như hỗ trợ bàn ghế, dụng cụ học tập… đặc biệt, những vị sư dạy chữ tại nhà chùa được hỗ trợ một phần kinh phí. Từ đó, các vị sư và đồng bào Khmer trong phum, sóc rất phấn khởi bởi được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Đại Đức Lâm Hiệp, Trụ trì chùa Tum Núp (huyện Châu Thành) cho biết để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer, hàng năm, chùa tổ chức dạy, học chữ viết, tiếng nói cho các vị sư (tu tại chùa) và một số chùa lân cận. Việc dạy, học tiếng Khmer luôn được chính quyền địa phương, Phật tử ủng hộ, khuyến khích.

Ông Danh Hoàng Nguyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết Sở phối hợp với Ban Dân tộc trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp Hè.

Sau 3 năm thực hiện, Sóc Trăng đã chi hơn 3,2 tỉ đồng hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND.

Lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thông tin thêm Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND là chính sách đặc thù riêng có của tỉnh, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đến người dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các điểm chùa và cơ sở giáo dục ngoài công lập. Qua đó, bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp tục có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với người dạy chữ và tiếng của đồng bào dân tộc thời gian tới.

Trong năm học 2023-2024, ngành tiếp tục kiện toàn cơ sở vật chất trường lớp học tại 131 trường (vừa dạy chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dạy chữ, tiếng Khmer) và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn.

Cùng với đó, ngành khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp tục dạy chữ, tiếng nói đồng bào Khmer trong dịp Hè những năm tiếp theo.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

PHƯƠNG ANH |

Ngày 15.8, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021 - 2025”.

Tìm giải pháp bảo tồn làng nghề vẽ tranh trên kính ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Nghề vẽ tranh trên kiếng (kính) xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ và nổi tiếng khắp Nam bộ. Ở đây gia đình nào cũng biết vẽ tranh. Những sản phẩm làm ra không chỉ được bán tại địa phương mà còn được khách hàng nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh của nhiều loại tranh khác nên giờ đây làng nghề chỉ còn một vài người theo nghề và đứng trước nguy cơ mai một.

Phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Sáng 10.8, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Sóc Trăng thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

PHƯƠNG ANH |

Ngày 15.8, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021 - 2025”.

Tìm giải pháp bảo tồn làng nghề vẽ tranh trên kính ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Nghề vẽ tranh trên kiếng (kính) xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ và nổi tiếng khắp Nam bộ. Ở đây gia đình nào cũng biết vẽ tranh. Những sản phẩm làm ra không chỉ được bán tại địa phương mà còn được khách hàng nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh của nhiều loại tranh khác nên giờ đây làng nghề chỉ còn một vài người theo nghề và đứng trước nguy cơ mai một.

Phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Sáng 10.8, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng năm 2023.