Hệ phái Khất sĩ góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo

Thanh Hà |

Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 5.11.2023, hội thảo khoa học với chủ đề “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” diễn ra tại Pháp viện Minh Đăng Quang, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” do hệ phái Khất sĩ phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; chư tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, lãnh đạo các ban, viện, Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể tăng ni trong hệ phái Khất sĩ.

Phát biểu tại hội thảo khoa học, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc khẳng định: “Trong vườn hoa đua nở của Phật giáo Việt Nam với nhiều tông phái Phật giáo, hệ phái Khất sĩ là một trong 9 tổ chức thành viên trong vườn hoa Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do tổ sư Minh Đăng Quang thành lập từ năm 1946, với tên gọi ban đầu là đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, ngày nay là hệ phái Khất sĩ".

Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc nhấn mạnh: "Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam”.

Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hà
Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hà

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ phái Khất sĩ đã song hành cùng với quá trình lịch sử bảo vệ và phát triển đất nước, tuy có những lúc khó khăn, gian khổ, thời cuộc có lúc thăng lúc trầm nhưng trên hết, tinh thần, ý chí và bền bỉ, niềm tin tuyệt đối của tổ sư Minh Đăng Quang và chư đệ tử của ngài đối với giáo pháp của Đức Phật Thích Ca, và tinh thần gắn bó, đồng hành cùng dân tộc đã tạo nên hệ phái Khất sĩ ngày càng vững mạnh.

Đến nay, hệ phái Khất sĩ đã trở thành một trong những hệ phái lớn của Phật giáo Việt Nam, với những bước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng không chỉ trên khắp các tỉnh, thành của nước Việt Nam, từ mũi Cà Mau cho đến Quảng Trị và ra tận miền Bắc.

Sức ảnh hưởng của hệ phái Khất sĩ không chỉ ở Việt Nam mà còn lan xa ra nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Australia, Pháp, Lào...

Hệ thống tịnh xá tại Việt Nam của hệ phái Khất sĩ cho đến thời điểm hiện nay có hơn 650 tịnh xá, tịnh thất, hơn 3.000 tăng ni.

Là một hệ phái Phật giáo đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Khất sĩ là hệ phái biệt truyền được sinh ra từ lòng dân tộc Việt, là sự kết hợp chắt lọc tư tưởng từ hai tông phái Phật giáo Nam tông và Bắc tông cùng với bản sắc truyền thống của dân tộc Việt làm nên một Phật giáo Khất sĩ hội tụ đủ những tinh hoa của đạo Phật và truyền thống, văn hóa tốt đẹp của người Việt.

Phật giáo Khất sĩ gần như đã mang trong mình đầy đủ những giá trị quý báu của tôn giáo và bản sắc dân tộc. Những giá trị đó đã được Phật giáo Khất sĩ khẳng định trong hoạt động thực tiễn và lan tỏa trong đời sống xã hội, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tích cực tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

Qua hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” ghi nhớ công hạnh tu tập và cuộc đời hành đạo của tổ sư Minh Đăng Quang giúp tăng ni, các học giả có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về tôn chỉ, tư tưởng của tổ sư Minh Đăng Quang để thấy được vị trí, vai trò và những đóng góp của hệ phái Khất sĩ đối với sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” là một trong những sự kiện trong hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh đức tổ sư Minh Đăng Quang diễn ra từ ngày 4 - 10.11 (nhằm ngày 21 - 27.9 Âm lịch) tại Pháp viện Minh Đăng Quang. Tổ sư Minh Đăng Quang sinh năm 1923 ở Vĩnh Long, là người khai sáng hệ phái Khất sĩ.

Hội thảo đón nhận trên 170 bài tham luận, chia làm 4 nhóm chủ đề (4 diễn đàn) để cùng thảo luận, làm sáng tỏ tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp của hệ phái Khất sĩ với đạo pháp và dân tộc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tìm giải pháp phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang

Thanh Hà |

Ngày 31.10, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử)".

Mỹ ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thanh Hà |

Từ ngày 10-22.10.2023, đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Mỹ, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.

Đề nghị Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh đối ngoại tôn giáo

Thanh Hà |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục cùng với Giáo hội đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân, nhất là đối ngoại tôn giáo, góp phần quảng bá về hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, về chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người của Nhà nước Việt Nam, đồng thời khẳng định được vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.

Tìm giải pháp phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang

Thanh Hà |

Ngày 31.10, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử)".

Mỹ ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thanh Hà |

Từ ngày 10-22.10.2023, đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Mỹ, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.

Đề nghị Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh đối ngoại tôn giáo

Thanh Hà |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục cùng với Giáo hội đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân, nhất là đối ngoại tôn giáo, góp phần quảng bá về hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, về chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người của Nhà nước Việt Nam, đồng thời khẳng định được vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.