Những lão nông Hà Nội hiến cả trăm mét đất xây dựng nông thôn mới

KHÁNH LINH |

Không ngần ngại hiến hàng trăm mét vuông đất, bao gồm cả đất thổ cư ở mặt đường, những lão nông ở huyện Ba Vì, Hà Nội đang từng ngày góp của, góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Về huyện Ba Vì một ngày đầu tháng 7, sải bước trên những con đường giao thông nông thôn sạch, đẹp, hai bên đường, những bông hoa tường vi đang bung nở trong nắng.

Đến xã Tản Lĩnh, một trong những địa phương rất thành công trong việc vận động người dân hiến hàng nghìn mét vuông đất ở để xây dựng nông thôn mới, chúng tôi không khỏi vui mừng. Vui vì đời sống của bà con nơi đây ngày càng khá giả, mừng vì nông thôn mới đã làm thay da đổi thịt bộ mặt quê hương Tản Lĩnh.

Lật giở quyển sổ có phần cũ kĩ, bên trong là những dòng chữ, con số ngay ngắn, rành mạch, ông Nguyễn Gia Đông - trưởng thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì nói với giọng đầy tự hào: "Thôn Hát Giang là một trong những nơi đi đầu của xã Tản Lĩnh về việc hiến đất xây dựng nông thôn mới!".

Nói về việc này, ông Đông dẫn chứng, gần đây nhất, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chính và Nguyễn Văn Sự đã hiến 650m2 đất vườn để làm đường giao thông nông thôn.

Theo ông Đông, trước đây, con đường nối từ đường liên xã vào ngõ chỉ có chiều rộng khoảng 1,8 m, chỗ rộng nhất mới được 2m. Nếu muốn đổ bê tông thì chiều rộng đường ít nhất cũng phải được từ 3 - 3,5 m.

Trăn trở khi con đường gần 200m đi qua mảnh vườn của 2 gia đình ông Chính và ông Sự đang canh tác (hai mảnh đất có sổ đỏ - PV). Thậm chí, khu vườn nhà ông Chính có 2 hàng chè xanh đã được trồng lâu năm mà ông rất quý.

"Ban đầu, khi ban vận động đến đặt vấn đề, hai gia đình cũng có hơi băn khoăn, suy nghĩ. Bởi vì nếu tính đúng giá trị, chỉ riêng diện tích đất của nhà ông Chính đã ước tính hơn 200 triệu đồng. Với những người nông dân, đó là số tiền lớn mà thậm chí họ phải làm lụng cả đời vất vả mới tích góp được.

Nhưng sau khi chúng tôi vận động, giải thích, gia đình hai ông đã đồng ý. Ông Chính còn chủ động chặt 2 hàng chè xanh để việc mở rộng đường và đổ bê tông triển khai dễ dàng hơn" - vị trưởng thôn cho biết.

Cũng theo ông Đông, không chỉ gia đình ông Chính, ông Sự, mà phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới đã lan tỏa rộng khắp làng trên, xóm dưới.

Cũng tại thôn Hát Giang, gia đình ông Nguyễn Thế Hậu đã hiến 325m2 để xây dựng nhà văn hóa thôn; ông Hồ Xuân Trường hiến 45m2 đất thổ cư mặt đường chính để mở rộng đường làng, ngõ xóm; ông Hồ Văn Tân hiến 142m2 mở rộng nghĩa trang, ông Nguyễn Văn Mật hiến 75m2 để mở rộng đường chính của thôn....

"Đáng nói, trong đó có nhiều hộ dân sẵn sàng hiến đất thổ cư mặt đường, vị trí đẹp, phá bỏ cây cối, hoa màu để nhường đất vì việc chung mà không đòi hỏi bất cứ lợi ích gì" - ông Đông nói.

Ông Phạm Đình Hùng - Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cho biết: "Tính đến nay, bà con nhân dân đã hiến khoảng 2.700m2 đất ở, 15.000m2 đất nông nghiệp, cùng hàng nghìn ngày công lao động và tiền mặt để chung sức xây dựng nông thôn mới.

Những con đường mới và các công trình khang trang chính là thành quả ý Đảng, lòng dân, góp phần thay đổi bộ mặt của xã" - ông Hùng nói.

Được biết, trong hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhân dân huyện Ba Vì đã hiến hơn 206.000m2 đất thổ cư, gần 904.000m2 đất nông nghiệp, góp 42.000 ngày công…

Qua đó, đã tạo quỹ đất để mở rộng các tuyến đường trong khu dân cư từ 2m lên trung bình 4 - 5m, nhiều nơi mặt cắt lên 9m, tạo bộ mặt nông thôn mới khang trang, rộng rãi.

Tính đến hết năm 2022, 30/30 xã của huyện Ba Vì đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và thị trấn Tây Đằng đạt chuẩn văn minh đô thị.

Đối với 9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đến hết năm 2022, huyện Ba Vì có 6 tiêu chí đạt, 3 tiêu chí cơ bản đạt. Đối chiếu với các quy định hiện hành, huyện Ba Vì đã đạt các điều kiện huyện nông thôn mới giai đoạn 2021–2025.

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Sự cần thiết của việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

MAI HƯƠNG |

Ngày 6.7, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Đà Nẵng. Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì hội nghị.

Ông Bí thư đưa 2 xã về đích Nông thôn mới nhờ dân vận khéo

Thành Nhân |

Trải qua những năm công tác với vai trò giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, ông Đào Văn Hội đã lãnh đạo, nhanh chóng khẳng định dấu ấn riêng, đã đưa 2 xã ở huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đạt Nông thôn mới. Ông cũng là một trong 75 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023.

Người dân miền núi hiến hơn 10.000m2 đất xây dựng nông thôn mới

PHI LONG - HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Hưởng ứng lời kêu gọi chung sức xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, bà con nhân dân xã miền núi Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch) đã tự nguyện hiến hàng chục nghìn mét đất cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Sự cần thiết của việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

MAI HƯƠNG |

Ngày 6.7, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Đà Nẵng. Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì hội nghị.

Ông Bí thư đưa 2 xã về đích Nông thôn mới nhờ dân vận khéo

Thành Nhân |

Trải qua những năm công tác với vai trò giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, ông Đào Văn Hội đã lãnh đạo, nhanh chóng khẳng định dấu ấn riêng, đã đưa 2 xã ở huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đạt Nông thôn mới. Ông cũng là một trong 75 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023.

Người dân miền núi hiến hơn 10.000m2 đất xây dựng nông thôn mới

PHI LONG - HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Hưởng ứng lời kêu gọi chung sức xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, bà con nhân dân xã miền núi Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch) đã tự nguyện hiến hàng chục nghìn mét đất cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn.