Ông Bí thư đưa 2 xã về đích Nông thôn mới nhờ dân vận khéo

Thành Nhân |

Trải qua những năm công tác với vai trò giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, ông Đào Văn Hội đã lãnh đạo, nhanh chóng khẳng định dấu ấn riêng, đã đưa 2 xã ở huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đạt Nông thôn mới. Ông cũng là một trong 75 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023.

Lãnh đạo đưa 2 xã lên Nông thôn mới

Từ vị trí cán bộ nông nghiệp trưởng thành, đến năm 2005, ông Đào Văn Hội (60 tuổi, ngụ ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) được tín nhiệm, giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Thời điểm này, Châu Bình là xã thuần nông, đa số người dân làm nông nghiệp, cuộc sống khó khăn, thu nhập bình quân của người dân ở mức thấp. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của xã không thuận lợi, hệ thống kênh rạch chằng chịt, hạ tầng giao thông thấp kém gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.

Thấy được khó khăn đó, bằng sự trải nghiệm trong công tác và đúc kết kinh nghiệm, sau khi giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Châu Bình, ông Hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị của xã thực hiện và hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh Bến Tre công nhân đạt danh hiệu xã Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh vào năm 2013.

Năm 2015, ông Đào Văn Hội được Ban Thường vụ Huyện ủy Giồng Trôm luân chuyển giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Bình Thành (huyện Giồng Trôm). Thời điểm này, xã Bình Thành mới đạt 8/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là các tiêu chí về lĩnh vực giao thông là khó khăn nhất.

Để phá thế “ốc đảo” đối với xã Bình Thành, trên cương vị Bí thư Đảng ủy, ông Hội đã lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ xã Bình Thành tập trung công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Cả  nước chung sức xây dựng Nông thôn mới”. Chỉ sau 2 năm, xã Bình Thành đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới vào cuối năm 2017.

Chưa dừng lại ở đó, trong 4 năm tiếp theo, ông Hội đã cùng hệ thống chính trị của xã tạo được sự đồng thuận của người dân, đến cuối năm 2021, xã Bình Thành đã hoàn thành và đạt xã Nông thôn mới nâng cao.

Ông Lê Văn Chất - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bình Thành (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) cho biết, trên cương vị Bí thư Đảng ủy xã, ông Hội đã tập trung chỉ đạo, sâu sát cơ sở, địa bàn, gắn bó với nhân dân để tìm ra những nút thắt cần tháo gỡ, tạo chuyển biến trông thấy. Qua đó, đã đưa 2 xã đạt Nông thôn mới, riêng xã Bình Thành đạt xã Nông thôn mới nâng cao.

Vị Bí thư gần gũi với người dân

Để tạo sự đồng thuận, Đảng ủy xã Bình Thành đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và cách làm; đề cao sự nêu gương của đảng viên. Quá trình tuyên truyền, vận động luôn cầu thị, lắng nghe người dân. Tìm hiểu từng hoàn cảnh cụ thể, qua đó giải quyết kịp thời nhiều nguyện vọng chính đáng của bà con.

Ông Lê Văn Điền (ấp Bình Tiên, xã Bình Thành) cho biết, tuyến đường nông thôn trước nhà, trước kia sình lầy. Từ khi ông Hội chuyển về xã Bình Thành giữ chức Bí thư Đảng ủy xã đã trực tiếp khảo sát thực địa, trực tiếp gặp gỡ nhân dân.

“Với sự giản dị, gần gũi, chân tình, ông Hội đã cho người dân nơi đây thấy rõ lợi ích khi mở rộng đường. Chính vì thế, người dân đã hiến đất và đóng góp cùng Nhà nước đầu tư, xây dựng  tuyến đường trước nhà được bê tông hóa ra tới cánh đồng, tới ruộng. Qua đó, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện, vận chuyển nông sản được tốt. Bên cạnh đó, từ chỉ đạo quyết liệt, gương mẫu trong hành động của Bí thư Đảng ủy xã đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện hàng loạt công trình hạ tầng quan trọng, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Điền chia sẻ.

Không nhận những kết quả về mình, ông Đào Văn Hội giản dị nói: "Những kết quả mà 2 xã Châu Bình và Bình Thành đạt được là do sức mạnh của toàn thể cán bộ và nhân dân đoàn kết để thực hiện".

Nhiều đảng viên, quần chúng ở trên địa bàn huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) nhận xét: “Với sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, người đứng đầu Đảng bộ xã Bình Thành đã có sự linh hoạt, sáng tạo và kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng; thấu tình, đạt lý nên các phong trào ở địa phương được đảng viên ủng hộ, quần chúng hưởng ứng nhiệt tình".

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Tôn vinh người hiến máu nhân đạo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 10.6, Ban tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh khai mạc Chương trình Hành trình Đỏ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 2, tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2023 và phát động Ngày hội hiến máu “Giọt hồng Thành Sen”.

Hòa thượng Thích Châu Quang trọn trách nhiệm với người dân, đất nước

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Hòa thượng Thích Châu Quang đã và đang có những đóng góp quan trọng cho hoạt động thiện nguyện, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, những cuộc vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

ĐBSCL gắn kết phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng. Việc gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã và đang được các địa phương quan tâm triển khai, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững cho đồng bằng châu thổ.

Tôn vinh người hiến máu nhân đạo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 10.6, Ban tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh khai mạc Chương trình Hành trình Đỏ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 2, tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2023 và phát động Ngày hội hiến máu “Giọt hồng Thành Sen”.

Hòa thượng Thích Châu Quang trọn trách nhiệm với người dân, đất nước

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Hòa thượng Thích Châu Quang đã và đang có những đóng góp quan trọng cho hoạt động thiện nguyện, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, những cuộc vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

ĐBSCL gắn kết phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng. Việc gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã và đang được các địa phương quan tâm triển khai, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững cho đồng bằng châu thổ.