Đại đoàn kết dân tộc phải lấy liên minh công nhân, trí thức làm nền tảng

PHẠM ĐÔNG |

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc muốn mở rộng và phát triển thì cần phải lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.

Đại đoàn kết - cội nguồn sức mạnh của thành công

Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trải qua các thời kỳ, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi.

Trao đổi với Lao Động, Thiếu tướng Phan Khắc Hải - nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cho biết, đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hơn 90 năm qua, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. 

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thiếu tướng Hải nhấn mạnh, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chính trong cơn hoạn nạn vì đại dịch, tính nhân văn của người Việt Nam được lan tỏa rộng khắp và đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả tích cực.

Kết quả đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc...

Thực hiện tốt chính sách xã hội không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. 

Để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành toàn xã hội đối với việc xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Muốn vậy, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai cấp và các thành phần trong xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc muốn mở rộng và phát triển thì không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nam nữ, lứa tuổi… Đây là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức và thống nhất rộng rãi. Đặc biệt phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng.

Phát huy dân chủ, tạo đồng thuận xã hội

Thượng tá Lê Vũ Huy - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cho biết, đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Thượng tá Lê Vũ Huy - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông
Thượng tá Lê Vũ Huy - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông

Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước điều vì lợi ích của nhân dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Theo Thượng tá Huy, cần giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ.

Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc gắn liền với việc phát huy vai trò và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở tất cả các cấp, các ngành.

Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật. Chỉ có thực sự phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa mới có đồng thuận xã hội và đoàn kết thực sự, bền vững.

Đồng thời tăng cường khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nhân tìm kiếm sự mới mẻ để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất

PHẠM ĐÔNG |

Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, nhiều công nhân luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Kiến tạo, vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn phục hồi hậu COVID-19

Vương Trần |

Sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nhân tìm kiếm sự mới mẻ để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất

PHẠM ĐÔNG |

Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, nhiều công nhân luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Kiến tạo, vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn phục hồi hậu COVID-19

Vương Trần |

Sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững.