Kiến tạo, vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn phục hồi hậu COVID-19

Vương Trần |

Sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Đa dạng hóa sự hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động

Mới đây, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý cấp cao của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã thảo luận về tầm quan trọng của các giá trị đa dạng, hòa nhập và bình đẳng giới trong việc phục hồi lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế tại diễn đàn mang tên “Vực dậy nguồn lực lao động trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 - Xây dựng nơi làm việc hòa nhập".

Diễn đàn do Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức.

Sự bùng phát dữ dội và kéo dài của đại dịch COVID-19 trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho lực lượng lao động ở các khu vực kinh tế, cụ thể như sự sụt giảm trong số lượng lao động, những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự gia tăng áp lực trong gia đình và trong công việc của người lao động.

Ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết hậu quả của những tổn thương này trở thành nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp nhằm củng cố sức mạnh nguồn lực và phục hồi hoạt động kinh doanh.  

Bà Kathy Mulville - Giám đốc hợp phần Hợp tác Doanh nghiệp của dự án Investing in Women
Bà Kathy Mulville - Giám đốc hợp phần Hợp tác Doanh nghiệp của dự án Investing in Women

Bà Kathy Mulville - Giám đốc hợp phần Hợp tác Doanh nghiệp của dự án Investing in Women (Đầu tư cho sự phát triển của phụ nữ - IW) – một sáng kiến của Chính phủ Australia – đã chia sẻ những phát hiện chính từ cuộc khảo sát về tác động của COVID-19 đối với người lao động khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam do IW và VBCWE thực hiện vào tháng 2 năm 2022.

Theo kết quả khảo sát, người lao động đã và đang trải qua nhiều yếu tố căng thẳng đan xen, liên quan đến sự bấp bênh về tài chính, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, và trách nhiệm chăm sóc. Những vấn đề này, nếu không được quan tâm giải quyết thỏa đáng bởi doanh nghiệp, có thể dẫn đến sự sụt giảm trong năng suất và khiến người lao động. Đặc biệt là nữ giới, phải xem xét giảm thời gian làm việc.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng chế độ làm việc tại nhà và công việc linh hoạt rất được yêu thích nếu công ty có đưa ra chính sách này.

Do đó, bà Mulville nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần đa dạng hóa sự hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động, cũng như cần thu thập và phân tích dữ liệu để nắm được thực trạng áp dụng các hỗ trợ này và có sự điều chỉnh khi cần thiết. 

Thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng

Đại diện cho các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm trang sức, bất động sản và dệt may, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khẳng định tầm quan trọng của việc kiến tạo và duy trì các giá trị đa dạng, hòa nhập (D&I) và bình đẳng giới tại nơi làm việc. Các giá trị này giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên, cải thiện môi trường làm việc và xây dựng một đội ngũ gắn kết, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng bền vững.

Bà Hà Thu Thanh phát biểu tại diễn đàn.
Bà Hà Thu Thanh phát biểu tại diễn đàn.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ cho rằng, vực dậy nguồn lực lao động sau khủng hoảng COVID-19 đòi hỏi tư duy và hành động tiên phong của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

"Tạo dựng được một nền tảng văn hóa đa dạng, bình đẳng và hòa nhập, tôn trọng sự khác biệt giới tính, vùng miền, là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì và đảm bảo người lao động cảm thấy an vui, an toàn nguồn lực lao động một cách bền vững” - bà Thanh nói.

Hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất đối với thị trường việc làm toàn cầu. Trong bối cảnh các nước đang nỗ lực theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc có thể bảo đảm nguồn lao động đủ chất lượng trở nên cấp bách, đòi hỏi những giải pháp mang tính toàn diện, bền vững.

Các chuyên gia cho rằng, cần chú trọng giải quyết nhu cầu của nhóm người dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch; hỗ trợ doanh nghiệp; tạo việc làm và thu nhập phải được coi là trọng tâm của các chiến lược tái thiết kinh tế hậu đại dịch.

Bên cạnh đó, tiến trình hồi phục bền vững của thị trường lao động phải chú trọng nguyên tắc: Công việc tốt; bảo đảm y tế, bình đẳng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội. Sự phối hợp 3 bên giữa nhà tuyển dụng, người lao động và chính phủ có vai trò cốt lõi, nhằm bảo đảm các biện pháp của chính phủ được người sử dụng lao động và người lao động ủng hộ.

Thị trường lao động quý I.2022 khởi sắc

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng khoảng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,2 triệu người. Lực lượng lao động nam tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nữ (0,3 triệu lao động của nữ so với gần 0,2 triệu lao động của nam).

Đại diện VCCI nhận định, chính chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP với các giải pháp cụ thể, như hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đã làm cho thị trường lao động quý I năm 2022 khởi sắc hơn, tiếp nối với thành quả phục hồi đã ghi nhận được ở quý IV năm 2021.


Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Australia giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động

Khánh Minh |

Ngày 14.4.2022, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức công bố giai đoạn tiếp theo của hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Nâng cao tính đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công nhân

Phạm Đông |

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các công nhân lao động phải coi trọng việc giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất. Để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và sự nỗ lực của bản thân NLĐ.

Mỹ giúp đẩy nhanh chuyển đổi số cho lực lượng lao động Việt Nam

Song Minh |

USAID, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khởi động sáng kiến đổi mới sáng tạo Mekong nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số cho lực lượng lao động Việt Nam.

Australia giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động

Khánh Minh |

Ngày 14.4.2022, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức công bố giai đoạn tiếp theo của hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Nâng cao tính đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công nhân

Phạm Đông |

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các công nhân lao động phải coi trọng việc giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất. Để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và sự nỗ lực của bản thân NLĐ.

Mỹ giúp đẩy nhanh chuyển đổi số cho lực lượng lao động Việt Nam

Song Minh |

USAID, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khởi động sáng kiến đổi mới sáng tạo Mekong nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số cho lực lượng lao động Việt Nam.