Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Khích lệ sức sáng tạo của người lao động

Làm việc 5 năm tại Công ty TNHH Công nghệ cao Micro One, Khu công nghiệp Hoàng Mai, Hà Nội, chị Lê Thị Ánh Tuyết đã trải qua nhiều vị trí từ trực tiếp sản xuất, đến nay là Tổ trưởng một phân xưởng.

Với đặc thù công ty sản xuất các phụ tùng, linh kiện phụ trợ, không cố định một mặt hàng, sản phẩm nào, do đó, chị Tuyết đã có hàng chục ý tưởng, sáng tạo giúp giảm công đoạn sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, năm 2021, chị Lê Thị Ánh Tuyết đã đưa ra sáng kiến cải tiến máy cắt miếng điệm Bakelit, tăng sản lượng ban đầu từ 2.000 sản phẩm lên 12.000 sản phẩm/ngày.

"Ban đầu tôi là người đề xuất phương án gia công, nhưng chỉ sản xuất được 2.000 sản phẩm/ngày, thấy qua 2 tháng làm như vậy tự hỏi làm sao mà đủ chi phí, tăng năng suất được, mà công việc cứ làm đi làm lại, không ổn.

Tôi lại xuống với mọi người, cải tiến làm đi làm lại; có nhiều hôm quần áo dính đầy dầu mỡ, cuối cùng nghĩ ra phương án tận dung máy dập chế ra khuôn, mình chỉ bỏ chi phí ban đầu và cắt được 2 công đoạn, dập một lần là tạo ra một sản phẩm. Từ 2 công nhân rút xuống 1 công nhân đứng 2 máy" - chị Ánh Tuyết chia sẻ.

Chị Lê Thị Ánh Tuyết chỉ là một trong nhiều người lao động tại doanh nghiệp có nhiều sáng kiến, cải tiến máy móc tăng năng suất lao động.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ cao Micro One, khi mỗi người lao động có ý tưởng được áp dụng vào thực tế sản xuất, doanh nghiệp lại có những mức tiền thưởng khích lệ tinh thần. Từ đó, người lao động hăng hái thi đua.

"Lãnh đạo công ty coi người lao động trực tiếp là tài sản của công ty, quan tâm những đổi mới sáng tạo của tất cả người lao động. Do đó, có ý tưởng là phải áp dụng vào ngay. Sau đó đánh giá ý tưởng xem có mang lại lợi ích cho công ty không, mang lại lợi ích cho khách hàng không, có nâng cao chất lượng sản phẩm hay không… Bởi ngoài lợi nhuận của công ty chúng tôi cũng quan tâm đến lợi ích của khách hàng" - ông Dũng cho biết.

Với hơn 22.000 công nhân lao động làm việc ở các địa phương, phong trào thi đua “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” được triển khai hàng tháng. Vào cuối tháng, những ý tưởng của người lao động đề xuất sẽ được đánh giá và lựa chọn khen thưởng trực tiếp. Đã có hàng trăm ý tưởng của người lao động được đề xuất mỗi năm, nhiều sáng kiến được ứng dụng, làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.

Bà Đào Thị Thu Thúy, Trưởng Phòng An toàn, Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết: "Công ty có một Ban thi đua gồm Giám đốc, trưởng các bộ phận, hệ thống quản lý giám sát, sáng kiến đều được khích lệ, thi đua, chấm điểm khen thưởng hàng tháng.

Tôi thấy, người lao động thông minh và rất giỏi, các bạn phụ trách về kỹ thuật có thể thiết kế máy móc thiết bị, tiết kiệm nhiều tiền cho doanh nghiệp, thay đổi các khâu trong trong quá trình sản xuất. Chúng tôi vừa gửi hơn 500 sáng kiến, sáng tạo lên  Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, với trị giá làm lợi mỗi sáng kiến 80 triệu đồng là những sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế".

Hàng năm, các cấp công đoàn và doanh nghiệp đã phát động nhiều phong trào, hoạt động nhằm phát huy sức sáng tạo, cải tiến máy móc, thiết bị để nâng cao hiệu quả lao động sản xuất.

Thông qua các phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, “Bàn tay vàng”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật"… mỗi năm, người lao động có hàng chục nghìn sáng kiến, cải tiến không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn nâng cao năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập.

Khích lệ, đồng hành cùng người lao động

Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (Hà Nội) luôn chú trọng thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải trao Bằng khen cho Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam vì có thành trong chương trình “1 triệu sáng kiến, nỗ lực, vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải trao Bằng khen cho Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam vì có thành trong chương trình “1 triệu sáng kiến, nỗ lực, vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Công nhân viên công ty được hưởng các loại phụ cấp theo hướng có lợi hơn so với quy định của pháp luật như phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn ca, phụ cấp điều kiện làm việc, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp trách nhiệm, hỗ trợ nuôi con nhỏ v.v...

Cùng đó, Ban lãnh đạo Công ty cũng tiếp tục thực hiện các chế độ thưởng theo thỏa ước lao động tập thể và thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất trung bình 5 tháng lương.

Đặc biệt, Công ty xây dựng quy chế khen thưởng cho các cá nhân có thành tích vượt trội trong sáng kiến, cải tiến. Theo đó, với mỗi đề tài, ý tưởng cải tiến, chưa xem đến có hiệu quả hay không đều sẽ được thưởng số tiền 20.000 đồng/bài, số sáng kiến quy định sẽ được thưởng vượt chi tiêu là 50.000 đồng/bài.

Qua các phong trào cải tiến trên, đã xuất hiện hàng chục cá nhân cải tiến giỏi, nhiều tổ, phòng ban cải tiến giỏi với trên 37.703 sáng kiến, cải tiến đã được đề xuất, có trên 20.000 sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế đã đạt được kết quả thiết thực.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Kiến tạo, vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn phục hồi hậu COVID-19

Vương Trần |

Sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Giao dự toán ngân sách thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28.5.2022 giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phật giáo có nhiều đóng góp thiết thực vào các phong trào thi đua yêu nước

Phạm Đông |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng xã hội và đất nước trong thời gian qua. Những đóng góp đó thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn khó khăn, đã chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác an sinh xã hội, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Kiến tạo, vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn phục hồi hậu COVID-19

Vương Trần |

Sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Giao dự toán ngân sách thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28.5.2022 giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phật giáo có nhiều đóng góp thiết thực vào các phong trào thi đua yêu nước

Phạm Đông |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng xã hội và đất nước trong thời gian qua. Những đóng góp đó thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn khó khăn, đã chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác an sinh xã hội, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.