Công nhân vượt khó, sáng tạo góp phần khôi phục sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Từ những hạn chế trong quá trình lao động sản xuất tại các doanh nghiệp, nhiều công nhân lao động trên địa bàn Đồng Nai đã nỗ lực nghiên cứu, có nhiều sáng kiến nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, tiết kiệm chi phí và cải thiện môi trường làm việc.

Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, những sáng kiến của công nhân lao động thời gian qua đã được triển khai, áp dụng vào thực tiễn của đơn vị, doanh nghiệp và mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua đó, góp phần quan trọng trong việc giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, khắc phục những hậu quả của dịch bệnh COVID-19.

Đồng Nai là địa phương có trên 1,2 triệu công nhân với hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất.

Thời gian qua nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của thanh niên công nhân, các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc thi, động viên công nhân ra sức thi đua sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để góp phần giảm sức người trong lao động.

Thông qua những cuộc thi, công nhân đã đóng góp hàng trăm đề tài, sáng kiến cho doanh nghiệp và những sáng kiến đó được ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Luôn tìm cách sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc là mục tiêu mà anh Nguyễn Tuấn Anh, 28 tuổi, đoàn viên Chi đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cơ khí động lực Toàn Cầu (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đề ra.

Ở công ty, anh Tuấn Anh được biết đến là “cây sáng kiến”.

Công nhân cơ khí Toàn Cầu đã sướng hơn khi máy móc được cải thiện. Ảnh: Phạm Đông
Công nhân cơ khí Toàn Cầu đã sướng hơn khi máy móc được cải thiện. Ảnh: Phạm Đông

Bởi gần 5 năm làm việc tại xưởng đóng gói, anh Tuấn Anh đã đóng góp gần 10 sáng kiến cho doanh nghiệp. Mới đây là sáng kiến “Sắp xếp lại tối ưu khoảng trống trong hộp đóng gói”, giúp công nhân đóng gói được gấp đôi sản phẩm vào mỗi thùng, tiết kiệm được nửa số thùng cho việc đóng gói.

Chia sẻ về sáng kiến này, anh Tuấn Anh nói rằng trong quá trình đóng gói các sản phẩm khung, sườn xe đạp, xe địa hình, anh thấy các thùng giấy đều dư chỗ trống nên đề nghị cải tiến từ 20 sản phẩm thùng đóng gói lên 40 sản phẩm, tiết kiệm được số thùng và giúp sản phẩm chắc chắn hơn.

Còn anh Lê Ngọc Thắng, 32 tuổi, đoàn viên Chi đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tokin Electronics Việt Nam (TP.Biên Hòa) luôn nỗ lực, tích cực tham gia nhiều sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất.

Trong tháng 5, anh Thắng đã tích cực tham gia các phong trào thi đua do doanh nghiệp phát động và chương trình "Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19".

"Tôi làm nghề sản xuất điện tử nên suy nghĩ là bản thân cần liên tục đổi mới, sáng tạo. Vì vậy, khi làm việc, cứ phát hiện những bất cập trong sản xuất là tôi lại cố gắng tìm tòi, nảy ra ý tưởng cho Phòng Thẩm định cải tiến khảo sát và thực hiện ngay. Cụ thể như tôi đã bỏ công đoạn nhỏ, giảm áp lực công việc cho công nhân, thực hiện quy trình sản xuất hiện đại, hiệu quả và cải thiện máy móc nhiều chi tiết để dễ sử dụng", anh Thắng nói.

Tương tự, anh Trần Quốc Toản, 34 tuổi, đoàn viên Chi đoàn cơ sở Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hùng Vương (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) là một tấm gương tiêu biểu trong lao động giỏi, lao động sáng tạo.

Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm, anh Toản sẽ đóng góp hai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Thông qua đó anh Toản cũng làm lợi cho doanh nghiệp gần 4 tỷ đồng. Một trong những sáng kiến là cải tiến máy rải. Từ thực tế công việc, anh Toản đã thiết kế, cải tiến quy trình rải liệu trong sản xuất cống ly tâm trên dàn quay đôi, vành khuôn liền.

Đem lại thành quả cao trong sản xuất

Bà Bùi Thị Nhàn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết, tinh thần sáng tạo của thanh niên công nhân có vai trò rất lớn trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giảm chi phí nhân lực, vật lực, làm lợi cho doanh nghiệp rất lớn.

Theo bà Nhàn, trong năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn đạt nhiều kết quả, nhất là từ chương trình 75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển. Toàn tỉnh đã có 239 đề tài, trên 18.000 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên các lĩnh vực và gần 50.000 ý tưởng mới, làm lợi cho doanh nghiệp gần 406 tỉ đồng.

Riêng trong năm 2022, tinh thần sáng tạo của công nhân được thực hiện hằng ngày. Thi đua hưởng ứng chương trình “Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, đến nay đã có 10.000 sáng kiến từ đoàn viên, người lao động gửi về tham dự.

Về vấn đề sáng tạo của công nhân, ông Phan Tới Thọ Hiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tokin Electronics Việt Nam cho biết: Phong trào thi đua sáng kiến hoàn thành công việc tại công ty đã tạo được sự lan tỏa, thu hút nhiều lao động tham gia.

Từ đầu năm đến nay, hàng trăm sáng kiến của công nhân đã ứng dụng vào sản xuất, tiết kiệm chi phí và giảm nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong tháng công nhân, anh em công nhân tham gia sáng kiến rất tích cực và đạt nhiều kết quả tốt. Từ đó cho thấy người lao động luôn luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, có tinh thần sáng tạo, làm việc nghiêm túc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đại đoàn kết dân tộc phải lấy liên minh công nhân, trí thức làm nền tảng

PHẠM ĐÔNG |

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc muốn mở rộng và phát triển thì cần phải lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nhân tìm kiếm sự mới mẻ để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất

PHẠM ĐÔNG |

Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, nhiều công nhân luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Đại đoàn kết dân tộc phải lấy liên minh công nhân, trí thức làm nền tảng

PHẠM ĐÔNG |

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc muốn mở rộng và phát triển thì cần phải lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nhân tìm kiếm sự mới mẻ để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất

PHẠM ĐÔNG |

Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, nhiều công nhân luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.