Truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng để văn hóa dân tộc không bị mai một

Hoài Luân |

Tối 16.12, tại khuôn viên tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), diễn ra Lễ Khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II - 2023.

Với chủ đề “Âm vang nhịp điệu núi rừng”, chương trình có ý nghĩa văn hóa, xã hội sâu sắc nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

s
Toàn cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoài Luân

Đây cũng là dịp để 250 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng của 7 đoàn cồng chiêng từ các địa phương gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phục hồi, truyền dạy và phát huy nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của các dân tộc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, hiện nay, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn cần được quan tâm giải quyết như: Kinh tế - xã hội chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp, thu nhập và việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn còn hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một...

s
Tiết mục văn nghệ Xuân cao nguyên. Ảnh: Hoài Luân

"Tôi mong mỗi thành viên của các đoàn tham gia liên hoan lần này tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; chủ động, tích cực chia sẻ kinh nghiệm phục hồi, truyền dạy và phát huy nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số; giới thiệu, quảng bá văn hóa phong phú, độc đáo của các dân tộc anh em; tiếp tục nâng cao ý thức trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục chủ động, nỗ lực, quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu, chung tay xây dựng bản làng, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh", ông Phạm Anh Tuấn nói.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Cần giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

PHƯƠNG ANH |

Phát triển kinh tế tốt sẽ góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng là một trong những nội dung trọng tâm được đưa ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”.

Độc đáo lễ cúng sức khỏe của người dân tộc Ê-đê

Anh Vũ |

Lễ cúng mừng sức khỏe thể hiện niềm tin của đồng bào Ê đê vào thần linh thông qua các vật tế lễ lớn như heo đực, ché rượu hoặc 1 con trâu.

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua những chuyển biến tích cực đáng chú ý đối với mảng giáo dục.

Cần giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

PHƯƠNG ANH |

Phát triển kinh tế tốt sẽ góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng là một trong những nội dung trọng tâm được đưa ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”.

Độc đáo lễ cúng sức khỏe của người dân tộc Ê-đê

Anh Vũ |

Lễ cúng mừng sức khỏe thể hiện niềm tin của đồng bào Ê đê vào thần linh thông qua các vật tế lễ lớn như heo đực, ché rượu hoặc 1 con trâu.

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua những chuyển biến tích cực đáng chú ý đối với mảng giáo dục.