Độc đáo lễ cúng sức khỏe của người dân tộc Ê-đê

Anh Vũ |

Lễ cúng mừng sức khỏe thể hiện niềm tin của đồng bào Ê đê vào thần linh thông qua các vật tế lễ lớn như heo đực, ché rượu hoặc 1 con trâu.

Trong văn hóa đồng bào dân tộc Ê-đê, lễ cúng sức khỏe đóng vai trò quan trọng, không chỉ là dịp thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ mà còn là cầu mong sự chở che của các đấng thần linh, ông bà tổ tiên, để gia đình con cháu được khỏe mạnh và thành đạt.

Nghi lễ này là một phần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng người Ê-đê, nó còn là nét đặc trưng văn hóa được duy trì và phát triển qua thời gian.

Lễ cúng thường diễn ra khi những chiếc chiêng đã được treo lên dàn, rượu cần buộc vào cây cột lễ giữa ngôi nhà dài, và các món ăn vừa chín tới.

Một không gian linh thiêng được tạo ra với tiếng chiêng và tiếng trống vang lên, kêu gọi mọi người tham gia vào không khí trang trọng của lễ cúng. Lúc này, lễ cúng sức khỏe của người Êđê Dham bắt đầu theo những bước tự nhiên.

Theo truyền thống, trước khi thực hiện lễ cúng với con trâu, người được cúng sức khỏe phải trải qua các lễ cúng nhỏ hơn với gà và heo.

Mỗi lần lễ cúng đều có sự tham gia đông đủ của anh em họ hàng trong dòng tộc, tạo nên không khí hân hoan và đoàn kết trong cộng đồng.

Gia đình của người sắp được cúng sức khỏe phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn ngày lành, phân công công việc cho từng thành viên, đến việc mời thầy cúng và các anh em họ hàng.

Nguyên liệu cho các món ăn truyền thống được chuẩn bị từ chiều hôm trước, và mọi người họp mặt để thảo luận và chia sẻ với nhau.

Từ chiều hôm trước, các chị em trong dòng họ đã có mặt để chuẩn bị nguyên liệu nấu các món ăn truyền thống.

Một nhóm nam thanh niên khỏe mạnh phụ trách khâu mổ thịt heo và trâu, xẻ thịt và chuẩn bị mâm lễ vật cúng. Một nhóm khác phụ trách công đoạn chặt tre, buộc rượu và treo chiêng.

Lễ vật được chuẩn bị gồm có miếng trầu têm sẵn đặt trong chén đồng, chăn thổ cẩm, vòng đồng, áo, khố thổ cẩm. Do lễ cúng với 5 ché rượu nên có thêm 5 chén thịt và 5 chén đồng đựng đầy rượu cần.

a
Thầy cúng đeo vòng đồng để cầu xin sức khỏe. Ảnh: Anh Vũ

Lễ vật đặt trang trọng ở vị trí vuông góc với mặt tường phía đông ngôi nhà dài, sát với ché rượu quý nhất và to nhất trong buổi lễ.

Đây cũng là vị trị thầy cúng sẽ ngồi làm lễ, khấn mừng sức khỏe cho gia chủ với những lời cầu chúc bình an, sức khỏe.

Người Ê đê theo chế độ mẫu hệ nên những người phụ nữ trong gia đình sẽ chúc trước, sau đó mới đến những người đàn ông tiến đến chúc mừng người được đeo vòng sức khỏe.

Trên tay mọi người cầm theo một món quà: chuỗi hạt, vòng đồng, áo, khăn, chăn… mang tặng để chúc mừng sức khỏe cho chủ lễ.

Tiến hành nghi lễ

Nghi lễ diễn ra gồm 3 phần trên nền tiếng chiêng tiếng trống rộn rã. Trước hết là cúng cho các thần linh, ông bà tổ tiên và những người đã khuất, thông báo và mời họ về dự lễ cùng gia chủ.

Phần lễ thứ 2 là lễ cúng cho người được cúng sức khỏe. Lễ vật cúng gồm một con heo, 5 bầu đựng nước, 5 chén đồng chứa đầy rượu và 5 chiếc vòng đồng tương ứng với 5 ché rượu cần.

Thầy cúng đọc lời khấn cầu chúc sức khỏe và đeo 5 chiếc vòng đồng vào cổ tay người được làm lễ.

Phần lễ thứ 3 là lễ mừng cho người được cúng sức khỏe bằng trâu. Nhịp chiêng vang lên, thầy cúng đọc lời khấn chúc mừng cho gia chủ và người được làm lễ, các thành viên trong dòng họ cũng lần lượt đeo vòng đồng và tặng quà mừng cho người được làm lễ như lời chúc phúc, cầu may mắn cho chủ lễ và gia đình của họ.

Kết thúc phần lễ, mọi người cùng nhau chung vui và uống lần lượt tất cả các ché rượu được cột ở các cột lễ.

Lễ cúng sức khỏe của người Êđê không chỉ là dịp tôn vinh và thể hiện tình cảm, mà còn là cơ hội để gia đình quây quần, gặp mặt và hỏi thăm nhau.

Trong lễ cúng, việc khấn gọi thần linh, tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất, cầu mong sự phù hộ cho gia đình là một nghi lễ tâm linh, làm cho mỗi người Êđê nhớ về nguồn cội, giữ gìn và phát huy truyền thống.

Tuy lễ cúng sức khỏe của người Êđê mang tính tôn giáo và truyền thống, nhưng cũng là một bức tranh thể hiện sự giàu có và sung túc của gia đình.

Việc cúng với những con vật hiến sinh như gà, heo, bò, trâu không chỉ là cầu mong sức khỏe mà còn là biểu tượng của thành công, hạnh phúc và sự phồn thịnh trong cuộc sống.

Phong tục lễ cúng sức khỏe của người Êđê không chỉ là một di sản văn hóa độc đáo mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa con người và văn hóa, giữa thế hệ trước và thế hệ sau.

Mỗi lễ cúng sức khỏe được tổ chức cũng là dịp để các thành viên trong dòng tộc được quây quần, gặp mặt, hỏi thăm nhau.

Trong lễ cúng, việc khấn gọi thần linh và tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất, cầu mong sự phù hộ cho gia đình và dòng tộc luôn dồi dào sức khỏe, làm ăn khấm khá hơn và gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống cũng là một cách để người Êđê luôn nhớ về nguồn cội mình.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác nhân đạo, y tế, giáo dục

Vương Trần |

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác nhân đạo, y tế, giáo dục

Vương Trần |

Qua các hoạt động quan hệ quốc tế, Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt tôn giáo, vị trí địa lý, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng Công giáo thế giới và khu vực. Giáo hội Công giáo Việt Nam tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, y tế, giáo dục, nổi bật là giáo dục mầm non và dạy nghề.

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.