Tránh tình trạng có F0 trong một phân xưởng mà dừng toàn bộ nhà máy

VƯƠNG TRẦN |

Lưu ý về các phương án phục hồi sản xuất, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tránh tình trạng khi có F0 trong một phân xưởng mà phải dừng toàn bộ nhà máy với hàng chục phân xưởng.

Không phải cứ có ca F0 là đóng cửa toàn bộ nhà máy

Ngày 20.9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”.

Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, 28 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có số vốn đầu tư lớn, đông công nhân.

Điểm lại tình hình các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đến nay, có 291 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 71%.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp. Ảnh Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp. Ảnh Đức Tuân

Qua phản ánh của các địa phương, doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết có 7 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức mà các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp phải đối mặt như chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí liên quan đến phòng, chống dịch như: Chi phí xét nghiệm, chi phí đầu tư để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh, chi phí duy trì hoạt động sản xuất tại chỗ.

Là doanh nghiệp có hơn 6.300 lao động tại khu công nghệ cao của TPHCM, đại diện Công ty Nidec Việt Nam nêu kiến nghị, sau khi hoạt động trở lại, bất kỳ trường hợp F0 nào được phát hiện tại dây chuyền sản xuất, chỉ cần cách ly hoặc đóng cửa phần sản xuất liên quan, không phải đóng toàn bộ doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, đại diện Công ty Nike Việt Nam, đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hơn 7 tỷ USD, bày tỏ băn khoăn về việc phục hồi sản xuất nhưng phải bảo đảm “tuyệt đối an toàn”. Công ty cũng mong muốn không đóng cửa toàn bộ nhà máy khi phát hiện 1 ca F0 mà chỉ cần nhanh chóng tách F0 và cách ly người tiếp xúc F0 trong nhà máy. 

Giải đáp ngay kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Thủ tướng nêu rõ, cụm từ “tuyệt đối an toàn” mà doanh nghiệp băn khoăn ở đây nghĩa là tuyệt đối không để xảy ra ổ dịch lớn trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng sản xuất trở lại mà không có kiểm soát, tới một thời điểm nhất định, khi bệnh lây lan âm thầm trong lực lượng lao động rồi bùng phát thành ổ dịch lớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe công nhân.

Theo Phó Thủ tướng, nếu tổ chức sản xuất trở lại thì phải tầm soát được dịch, như xét nghiệm hằng tuần. Việc xét nghiệm này thì các bộ, ngành, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, cần đưa ra hướng dẫn cụ thể.

“Nếu một khu công nghiệp có tới 20.000 công nhân mà trở thành ổ dịch thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không cứng nhắc khi có F0 thì đóng cửa nhà máy với hàng nghìn công nhân. F0 ở xưởng nào thì dừng xưởng đó và ngay trong xưởng đó, nếu xác định F0 chỉ liên quan đến một số F1 thì cách ly F1, thậm chí xưởng đó vẫn có thể hoạt động”.

Doanh nghiệp là chủ thể; địa phương là trung tâm, đầu mối tháo gỡ khó khăn

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây là khu vực với hàng chục triệu lao động, có đóng góp lớn cho ngân sách, cho tăng trưởng, cho ổn định xã hội. Do đó sau đây, Chính phủ sẽ duy trì họp hàng tháng để đồng hành cùng doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò chủ thể của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh. Tùy theo tình hình của từng địa phương, từng địa bàn, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng phương án phục hồi sản xuất, bao gồm các giải pháp về kiểm soát F0; tránh tình trạng khi có F0 trong một phân xưởng mà phải dừng toàn bộ nhà máy với hàng chục phân xưởng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, hiện lưu không hàng hóa không có vướng mắc lớn. Ảnh Đức Tuân
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, hiện lưu không hàng hóa không có vướng mắc lớn. Ảnh Đức Tuân

Phó Thủ tướng chỉ rõ, trung tâm, đầu mối để xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là các tỉnh, thành phố, chính quyền cơ sở. Ông yêu cầu các địa phương cần sớm tổ chức các hội nghị, cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với doanh nghiệp để quán triệt, triển khai tinh thần phục hồi sản xuất trong bối cảnh hiện nay, hướng dẫn doanh nghiệp có phương án tái sản xuất.

Đối với các bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh vai trò điều tiết tổng thể, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cũng như tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động sản xuất công nghiệp

Trước kiến nghị của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần có kế hoạch cụ thể phân bổ vaccine về các địa phương có các khu, cụm công nghiệp, hướng dẫn các giải pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người lao động. Các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp để làm sao ưu tiên vaccine cho người lao động sản xuất công nghiệp.

Về giao thông vận tải, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc luôn bảo đảm thông suốt các tuyến giao thông huyết mạch, trong trường hợp phải phong tỏa thì tìm tuyến thay thế để hàng hóa lưu thông. Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế, địa phương có hướng dẫn để công nhân có thể đi lại từ tỉnh này sang tỉnh kia.

Ông yêu cầu Bộ GTVT cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra tình trạng văn bản cấp trên tạo điều kiện thông suốt nhưng ở cấp dưới lại gây ách tắc. Ngành giao thông và các địa phương không được ban hành các “giấy phép con” gây cản trở lưu thông.

Về kiến nghị của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn. Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương về việc phục hồi một số dịch vụ cần thiết đối với các khu công nghiệp, “nếu không, có nơi hàng chục ngàn công nhân thì ăn uống như thế nào”.

Cuối cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định thông điệp, Chính phủ sẽ đồng hành, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tới khi phục hồi sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Khơi dòng vốn, bỏ nhiều rào cản, tạo niềm tin mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI

MINH BẰNG |

Trong khó khăn chung bởi tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI đang chịu nhiều tổn thất. Để tháo gỡ, khơi dòng vốn, tạo niềm tin mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI, nhiều động thái, chính sách đã được ban hành như một thông điệp làm an lòng các nhà đầu tư, các bạn hàng lớn trên thế giới, rằng Việt Nam ý thức được vị trí, tầm quan trọng, vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đang nỗ lực hết sức mình để đảm bảo sản xuất, lưu thông, xuất khẩu hàng hóa.

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU |

Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24.8.2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Dù điều kiện giãn cách tại các địa phương gây không ít khó khăn, nhưng đến nay, số tiền chi đã đạt hơn 30 tỉ đồng với mức 1 triệu đồng/người. Các CĐ cơ sở đã lập danh sách hàng trăm nghìn lao động diện thụ hưởng để tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

Về những bản tuyên ngôn bất hủ khẳng định chủ quyền đất nước

HOÀNG KHÔI |

Những ngày tháng Chín hằng năm, vào dịp Quốc Khánh chúng ta thường nhắc tới bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945. Đó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khơi dòng vốn, bỏ nhiều rào cản, tạo niềm tin mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI

MINH BẰNG |

Trong khó khăn chung bởi tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI đang chịu nhiều tổn thất. Để tháo gỡ, khơi dòng vốn, tạo niềm tin mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI, nhiều động thái, chính sách đã được ban hành như một thông điệp làm an lòng các nhà đầu tư, các bạn hàng lớn trên thế giới, rằng Việt Nam ý thức được vị trí, tầm quan trọng, vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đang nỗ lực hết sức mình để đảm bảo sản xuất, lưu thông, xuất khẩu hàng hóa.

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU |

Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24.8.2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Dù điều kiện giãn cách tại các địa phương gây không ít khó khăn, nhưng đến nay, số tiền chi đã đạt hơn 30 tỉ đồng với mức 1 triệu đồng/người. Các CĐ cơ sở đã lập danh sách hàng trăm nghìn lao động diện thụ hưởng để tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

Về những bản tuyên ngôn bất hủ khẳng định chủ quyền đất nước

HOÀNG KHÔI |

Những ngày tháng Chín hằng năm, vào dịp Quốc Khánh chúng ta thường nhắc tới bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945. Đó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.