Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU |

Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24.8.2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Dù điều kiện giãn cách tại các địa phương gây không ít khó khăn, nhưng đến nay, số tiền chi đã đạt hơn 30 tỉ đồng với mức 1 triệu đồng/người. Các CĐ cơ sở đã lập danh sách hàng trăm nghìn lao động diện thụ hưởng để tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

Đà Nẵng trao gần 2 tỉ đồng hỗ trợ

Ngày 3.9, ông Nguyễn Duy Minh - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng - đã cùng Công đoàn Khu công nghệ cao & các khu công nghiệp Đà Nẵng, LĐLĐ quận Hải Châu đến thăm, động viên và trao hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở trực thuộc đợt đầu tiên. Có 6 doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng  được trao tiền hỗ trợ trong đợt này với tổng số tiền gần 2 tỉ đồng gồm: Công ty CP Dệt May 29-3, Công ty In Tổng hợp Đà Nẵng, Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Thép VAS Việt Mỹ, Chi nhánh Công ty CP Công nghiệp Nhựa Chin Huei Đà Nẵng, Công ty TNHH Kane-M Đà Nẵng.

“Tổ chức Công đoàn đã rất kịp thời trong việc hỗ trợ suất ăn cho người lao động đang sản xuất “3 tại chỗ” như chúng tôi. Đây là sự động viên rất quý, mang lại niềm vui cho NLĐ và phấn khởi cho DN trong bối cảnh dịch bệnh trùng trùng khó khăn”, ông Huỳnh Văn Chính - Chủ tịch HĐQT Cty CP Dệt may 29.3 - đơn vị được hỗ trợ nhiều nhất đợt này với số tiền 869 triệu đồng nói.

Như vậy, chủ trương của Tổng LĐLĐVN đã được LĐLĐ Thành phố Đà Nẵng nhanh chóng vào cuộc, triển khai. Theo ông Nguyễn Duy Minh, thống kê đến thời điểm này cho thấy, địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 50/150 DN đang sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ theo Quyết định 3089 của Tổng LĐLĐVN. “Tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều đợt hỗ trợ tiếp theo sau khi thẩm định hồ sơ đảm bảo quy định do Công đoàn các cấp đề xuất” - ông Minh nói.

Không chỉ kịp thời trong hỗ trợ suất ăn cho NLĐ “3 tại chỗ”, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng còn rất khẩn trương và tận lòng đối với NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo thống kê, LĐLĐ Thành phố Đà Nẵng đã chi hỗ trợ khẩn cấp cho Đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27.4.2021 với số tiền hơn 12 tỉ đồng. Các đối tượng được thụ hưởng trong đợt này rất đa dạng gồm: Các trường hợp F0, F1, F2; Đoàn viên Công đoàn mang thai, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, phải thuê nhà…; hỗ trợ thực phẩm cho NLĐ tại khu phong tỏa, khu cách ly, các tổ công nhân tự quản gặp khó khăn, các điểm chốt kiểm soát phòng chống dịch... 

Đặc biệt trong những ngày Đà Nẵng bị phong toả toàn thành phố, các cấp Công đoàn thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về NLĐ thông qua việc công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo LĐLĐ thành phố và cán bộ Công đoàn các cấp. Xây dựng các kênh thông tin xuyên suốt từ các chủ nhà trọ đến Tổ công nhân tự quản, CĐCS đến LĐLĐ thành phố để bất cứ khi nào NLĐ khó khăn liên hệ đều có được sự hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là những NLĐ đang thuê trọ sống trong các khu cách ly, phong tỏa... Nhờ đó, đã có hàng trăn đoàn viên, NLĐ được kết nối, hỗ trợ kịp thời.

“Điểm sáng Long An” với hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

Theo Ban Quản lý các khu kinh tế Long An, đến nay toàn tỉnh có trên 750 doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” với hơn 44.000 CNLĐ.

Ông Đỗ Hữu Hào - Phó TGĐ Cty TNHH La Vie (TP.Tân An) - cho biết, chỉ có mấy ngày để chuẩn bị sản xuất “3 tại chỗ”, công ty tập trung lo “phần cứng” (đầu tư trang thiết bị), còn “phần mềm” giao cho tổ chức CĐ, từ công tác tư tưởng cho CNLĐ đến phương án ăn ở, sinh hoạt, giải trí… cho CNLĐ sau giờ làm việc. Khi đi vào sản xuất “3 tại chỗ”, tổ chức CĐ công ty thường xuyên gần gũi, động viên, nắm tâm tư tình cảm CNLĐ, điều kiện ăn ở thực tế… để tham mưu cho lãnh đạo DN kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Nhờ làm tốt công tác phối hợp, sau gần 2 tháng thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, Cty La Vie đã duy trì sản xuất ổn định trong điều kiện dịch bệnh căng thẳng trên địa bàn.

Ông Lê Công Lập - Chủ tịch CĐCS TNHH Cty Shilla Bags (huyện Đức Hòa) - cho biết, khi tiếp nhận chủ trương của tỉnh về sản xuất “3 tại chỗ”, CĐCS công ty được giao lập phương án, chọn nhân sự (chỉ khoảng 30% CNLĐ), bố trí mặt bằng, điều kiện ăn, ở,… Chỉ có mấy ngày, các thành viên trong BCH CĐCS đã làm ngày làm đêm để có được phương án khả thi nhất.

Bà Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch CĐ Các KCN tỉnh Long An - cho biết, trong gần 2 tháng qua, các thành viên trong CĐ Các KCN đã tham gia hướng dẫn, kiểm tra để xác nhận đủ điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” cho hơn 300 DN trong các KCN trên toàn tỉnh. Không chỉ tham gia các đoàn kiểm tra, CĐ Các KCN còn trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, giúp CĐCS các DN tổ chức mô hình sản xuất “3 tại chỗ” được đơn vị giao.

Sáng ngày 27.4, tức chỉ 3 ngày sau khi Quyết định số 3089 được ban hành, LĐLĐ tỉnh Long An đã làm lễ triển khai thực hiện Quyết định. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An - ông Nguyễn Văn Quí - cho biết, ngay sau khi nhận được Quyết định 3089, ông đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan bắt tay ngay vào triển khai thực hiện, không kể ngày đêm, để chính sách hỗ trợ của tổ chức CĐ đến với NLĐ đang sản xuất “3 tại chỗ” nhanh nhất.

Sáng ngày 27.8, hơn 800 CNLĐ Cty TNHH MTV SIGMA - Long An khi đang tham gia sản xuất “3 tại chỗ” thì bất ngờ nhận được thông báo cử đại diện tham gia Lễ Triển khai Quyết định 3089 được LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức ngay tại công ty. Càng bất ngờ hơn khi những người dự lễ về cho biết, tất cả CNLĐ đang sản xuất mỗi người được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn từ tổ chức CĐ. Tin vui bất ngờ này như tiếp thêm sức sống mới cho CNLĐ.

Vì tính thiết thực, nhân văn của Quyết định 3089, nên dù rất bận bịu trong những ngày chống dịch, nhiều vị lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành của tỉnh Long An đã đi về huyện Đức Hòa để cùng LĐLĐ tỉnh làm lễ triển khai Quyết định và trao hỗ trợ cho CNLĐ, trong đó có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An - đánh giá: Sự hỗ trợ thiết thực và kịp thời của tổ chức CĐ rất có ý nghĩa không chỉ với CNLĐ mà còn làm ấm lòng những người có trách nhiệm của tỉnh trong giai đoạn khó khăn đặc biệt này. Không chỉ lần này, mà từ nhiều chương trình trước đây của Tổng LĐLĐVN (như hỗ trợ CNLĐ các khu nhà trọ; CNLĐ các trường hợp F0, F1, F2…; hỗ trợ dinh dưỡng y, bác sĩ tuyến đầu…) ông Hải luôn đồng hành với tổ chức CĐ tỉnh Long An để chuyển tấm lòng của tổ chức CĐ đến với NLĐ một cách nhanh nhất.

Bà Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch CĐ Các KCN Long An - cho biết, do quá gấp, nên mới hỗ trợ được gần 10 đơn vị theo Quyết định 3089 trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Trong những ngày nghỉ lễ, bà Trang và các cộng sự đã làm ngày làm đêm để hoàn thành thủ tục cho hơn 300 DN còn lại được nhận hỗ trợ ngay sau nghỉ lễ. Chủ tịch LĐLĐ huyện Cần Giuộc - ông Võ Hữu Phước - cho biết, LĐLĐ huyện cũng đã trích kinh phí hỗ trợ cho gần 500 CNLĐ đang tham gia sả xuất “3 tại chỗ” trong huyện (ngoài các KCN).

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An - ông Nguyễn Văn Quí cho biết, ông và cả Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cũng làm việc “xuyên lễ” để thẩm định, duyệt cấp kinh phí để có thể cấp phát sau ngày nghỉ lễ. Ngoài các DN đã được CĐ Các KCN và LĐLĐ các huyện hỗ trợ trước nghỉ lễ, trong những ngày sau lễ các cấp CĐ tỉnh Long An sẽ tiếp tục hỗ trợ khoảng 50% các DN theo Quyết định 3089.

Tính đến ngày 5.9, các cấp CĐ và CĐ ngành đã triển khai Quyết định 3089 ở hầu khắp địa bàn, với số tiền chi hơn 30 tỉ đồng.

Tiêu biểu như Công đoàn Công Thương Việt Nam đã nhận được hồ sơ đề nghị của 2 CĐCS với gần 3.000 lao động (Giày Hồng Bảo; Cty Hitachi Asemo); các ban chuyên môn của Công đoàn ngành đã thụ lý hồ sơ, kiểm tra xong, giờ chỉ còn công tác chuyển khoản tới các CĐCS. Công đoàn TCty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) đã hỗ trợ 3 CĐCS với hơn 160 người lao động với số tiền hơn 160 triệu đồng; Công đoàn Tổng Công thép Việt Nam - CTCP đã hỗ trợ tới 23 CĐCS (2.591 người lao động), số tiền 2,591 tỉ đồng…

- LĐLĐ tỉnh Bình Dương có 24 DN với 3.620 lao động đã được chi hỗ trợ 3,630 tỉ đồng.

- LĐLĐ tỉnh Đồng Nai: đã có 400 DN nộp hồ sơ xin được hỗ trợ; LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ hơn 100 DN với hơn 11 tỉ đồng (hơn 11.000 NLĐ)

- LĐLĐ tỉnh Tây Ninh: đã hỗ trợ 1 DN với số tiền 2.211.000.000 đồng (2.211 NLĐ) cho Công ty TNHH May mặc First Team - khu công nghiệp Thành Công.

- LĐLĐ TP.Đà Nẵng: Đến ngày 4.9, đã trao hỗ trợ cho 6 doanh nghiệp với 1.749 NLĐ với tổng số tiền là 1,749 tỉ đồng.

 - LĐLĐ tỉnh Bến Tre: Có 27 DN, khoảng 5.500 CNLĐ đã được trao hỗ trợ.

 - LĐLĐ tỉnh Long An: 350 CNLĐ đã được trao hỗ trợ...

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU
TIN LIÊN QUAN

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

VŨ LONG |

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỉ USD.

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

VŨ LONG |

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỉ USD.