Phát triển công nghệ số có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030

ANH TUẤN |

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, đại diện ILO Việt Nam cho rằng, mặc dù sự phát triển của công nghệ số khiến 6 triệu việc làm mất đi, nhưng thay vào đó có thêm 24 triệu việc làm mới. Nếu có sự quan tâm đúng mức, thì có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030. 

Sáng 17.11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045". Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện chuyên đề của Diễn đàn cấp cao thường niên  lần thứ 3 về công nghiệp 4.0.

Tại hội thảo chuyên đề, PGS-TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, Đại học Quốc gia TPHCM đặt mục tiêu vào top 15 nhóm nghiên cứu hàng đầu Châu Á về trí tuệ nhân tạo thời gian tới.

Để hiện thực hoá mục tiêu này, nhà trường đã và đang đổi mới chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp để đồng đào tạo, khuyến khích sinh viên học một số tín chỉ trên nền tảng mở.

Ông Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: T.V
Ông Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: T.V

Tại hội thảo, ông David Wei - Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp này sẽ hỗ trợ các nước và các doanh nghiệp tại Châu Á để thúc đẩy phát triển nền công nghệ số thời gian tới.

Bởi, ông David Wei dự báo "tương lai có thể có 70% nguồn nhân lực sẽ nằm trong các nền tảng mới nổi, như công nghệ đám mây và ICT".

Phát triển nhân lực số có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030

Phát biểu chỉ đạo hội thảo chuyên đề, ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay, trong thời gian qua, nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020.

Ông Đỗ Ngọc An - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T.V
Ông Đỗ Ngọc An - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T.V

Tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.

Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cụ thể, ở bình diện quốc gia, mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo.

"Việc xây dựng đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có phẩm chất và bản lĩnh, có trình độ năng lực và chất lượng còn nhiều bất cập; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế", ông An nhận định.

Từ những khó khăn mà các chuyên gia nêu ra tại hội thảo, bà Nguyễn Hồng Hà - đại diện lâm thời của Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) cho rằng, mặc dù sự phát triển của công nghệ số khiến 6 triệu việc làm mất đi, nhưng thay vào đó có thêm 24 triệu việc làm mới, trong đó khoảng 18 triệu việc làm trong nền kinh tế xanh, nếu có sự quan tâm đúng mức, thì có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030. 

"Tương lai việc làm phụ thuộc vào chính chúng ta, những hành động hôm nay sẽ định hình tương lai của việc làm. Cách mạng 4.0 tạo ra nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội. Do đó, phát triển kỹ năng không phải là nhiệm vụ của riêng bên nào", bà Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh.  

ANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách hỗ trợ đã cơ bản đi vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. 

Sẽ điều chỉnh chính sách lương hưu từ đầu năm 2022

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước đây dự kiến ngày 1.7.2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1.1.2022.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam chia sẻ khó khăn cùng người dân

THANH CHUNG |

Trong những năm qua, ngoài công tác tuyên truyền những giá trị xã hội, nét đẹp của đồng bào, về đạo đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam còn thường xuyên đến từng nhà tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách hỗ trợ đã cơ bản đi vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. 

Sẽ điều chỉnh chính sách lương hưu từ đầu năm 2022

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước đây dự kiến ngày 1.7.2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1.1.2022.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam chia sẻ khó khăn cùng người dân

THANH CHUNG |

Trong những năm qua, ngoài công tác tuyên truyền những giá trị xã hội, nét đẹp của đồng bào, về đạo đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam còn thường xuyên đến từng nhà tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.