Sẽ điều chỉnh chính sách lương hưu từ đầu năm 2022

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước đây dự kiến ngày 1.7.2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1.1.2022.

Dự kiến điều chỉnh sách lương hưu từ 2022

Chiều nay (10.11), Bộ trưởng Lao động, Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội. Theo thông báo, đã có 40 đại biểu tại hội trường và một đại biểu ở TP.HCM đăng ký nêu câu hỏi.

Đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đặt vấn đề, người nghỉ hưu trước năm 1995 đã cao tuổi, lương hưu thấp, nhiều người chật vật mưu sinh. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Bộ trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Hương cũng đặt câu hỏi về việc, báo chí đưa tin gần đây có 22.000 người nhận nhầm hỗ trợ, bộ có nắm được không, xử lý thế nào, kết quả ra sao?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, vừa qua phải dừng cải cách tiền lương, nhưng trong đề xuất của Chính phủ vẫn cho phép điều chỉnh lương hưu, nhất là những người về hưu trước năm 1995 và người có lương hưu thấp.

Chính phủ đang lấy phiếu các thành viên, sẽ trình Thủ tướng xem xét quyết định vấn đề này. Trước đây, dự kiến ngày 1.7.2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1.1.2022. Mức điều chỉnh dự kiến là 7,4%. Tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu là 12.650 tỉ đồng.

"Chúng tôi phấn đấu đến ngày 1.1.2022, người về hưu được hưởng chính sách mới" - ông Dung nói.

Không phải 22.000 người nhận nhầm tiền hỗ trợ

Nói về một tỉnh phát nhầm tiền hỗ trợ cho 22.000 người, Bộ trưởng Dung đề nghị điều chỉnh nội dung này vì không phải là phát nhầm và nhận nhầm với con số lớn như vậy.

Bộ trưởng cho hay, ông đã trực tiếp trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo bằng văn bản, đồng thời cử một thứ trưởng cùng các đơn vị vào kiểm tra thực tế, gặp người phát, người nhận nhầm. Kết quả chỉ có 1.490 trường hợp nhận nhầm.

Còn về con số 22.000, ông lý giải là chính sách riêng của tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm cho người lao động để giảm giá nhà trọ trong lúc khó khăn với mức 800.000 đồng/người. Khi đến trực tiếp địa bàn kê khai, nhiều người cùng khai hộ dẫn tới trùng nhau về tên, tuổi nên con số vọt lên quá lớn. Các cơ quan cũng đã rà soát lại.

Về số người nhận nhầm hỗ trợ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, phần đông người nhận nhầm đã tự hoàn trả lại số tiền. Đến nay, công việc đã được giải quyết và đã thu hồi được 1,6 tỉ đồng.

Hỗ trợ trẻ em mồ côi mức tiền 1,8-5 triệu đồng/tháng

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về giải pháp chăm sóc trẻ mồ côi do COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, do tác động của dịch, thế giới có 1,5 triệu trẻ em mồ côi, trong khi Việt Nam có 2.532 trẻ mồ côi với 81 trẻ mất cả cha và mẹ vì dịch bệnh.

Thời gian qua, bộ đã chủ động ban hành chính sách liên quan trẻ em nói riêng và đối tượng bảo trợ xã hội nói chung, ban hành Nghị quyết có quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và cháu mồ côi. 

Trước khi ban hành chính sách, bộ có tham khảo mức chung hỗ trợ của quốc tế và nhận thấy chính sách chung chăm sóc trẻ em tương đối đồng bộ, dao động khoảng 1,1-1,8 triệu đồng/trẻ. Hiện, bộ đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em dưới 4 tuổi có người đỡ đầu với mức 1,8 triệu đồng/trẻ. Ngoài ra, quyết định hỗ trợ trẻ mồ côi cả cha và mẹ là 5 triệu đồng/trẻ.

Theo ông Dung, chính sách chung nhằm đảm bảo tất cả cháu mồ côi cả cha và mẹ đều sẽ được chăm sóc dưới mái ấm gia đình, người thân. Hiện, cả 81 cháu đều sống với người thân, nếu không có người thân thì có mẹ đỡ đầu, trường hợp xấu nhất mới đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình: Chung tay đẩy lùi dịch bệnh

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã có nhiều hoạt động, đóng góp chung tay cùng cả xã hội trong việc phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Phật giáo Khánh Hòa: Những ngày chia lửa cùng nhân dân chống dịch

PHƯƠNG LINH |

Khánh Hòa- Cùng với chính quyền địa phương, những ngày “bão dịch” COVID-19 đến với Khánh Hòa, các tăng ni, phật tử thường xuyên đồng hành chung tay cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Đề xuất giảm dần số năm đóng BHXH để giúp người lao động dễ nhận lương hưu

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần sửa đổi điều kiện bảo hiểm hưu trí theo thời gian giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để giúp người lao động dễ dàng được hưởng lương hưu.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình: Chung tay đẩy lùi dịch bệnh

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã có nhiều hoạt động, đóng góp chung tay cùng cả xã hội trong việc phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Phật giáo Khánh Hòa: Những ngày chia lửa cùng nhân dân chống dịch

PHƯƠNG LINH |

Khánh Hòa- Cùng với chính quyền địa phương, những ngày “bão dịch” COVID-19 đến với Khánh Hòa, các tăng ni, phật tử thường xuyên đồng hành chung tay cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Đề xuất giảm dần số năm đóng BHXH để giúp người lao động dễ nhận lương hưu

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần sửa đổi điều kiện bảo hiểm hưu trí theo thời gian giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để giúp người lao động dễ dàng được hưởng lương hưu.