Đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách hỗ trợ đã cơ bản đi vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. 

Trong phiên chất vấn chiều nay (10.11), đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội liên quan tới kết quả thực hiện các gói chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 126 như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết năm 2021, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người bảo trợ xã hội, người có công, trẻ em, người nghỉ hưu.

Tất cả chính sách bài bản, sau khi dịch bùng phát thì có tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền và Quốc hội ban hành khẩn trương chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động để chia sẻ với doanh nghiệp cùng phát triển.

“Các giải pháp mang tính chất tình thế, giải quyết tức thời nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, chúng tôi cùng Bộ Tài chính, ngành Ngân hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm ngày làm đêm để ban hành các chính sách hỗ trợ thiết thực”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh QH
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh QH

Ông Dung nhận định đến nay, chính sách cơ bản đi vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. Các gói hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, do giãn cách kéo dài và số lượng người phục vụ quá lớn, khâu tổ chức thực hiện và lực lượng cơ sở còn nhiều vấn đề nên các chính sách còn khuyết điểm như: một số người nhận hỗ trợ chậm, một số người chưa được nhận, thâm chí có trường hợp phát nhầm, nhận nhầm.

Cũng chất vấn ở nhóm vấn đề này, đại biểu Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) hỏi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng, liệu có đạt hiệu quả như mong muốn không?

Bộ trưởng cho biết, sau 4 tháng, tuy chính sách còn một số bất cập, nhưng cơ bản đang đi đúng hướng và hiệu quả, thiết thực ở cơ sở. Đồng thời, dư luận xã hội và người thụ hưởng đánh giá cao.

“Tuy nhiên, thời gian 4 tháng còn ngắn so với chính sách bởi vì khoảng 50% chính sách có yếu tố hỗ trợ ngay tức thì, còn lại là chính sách kéo dài hơn như vay trả lương, phục hồi sản xuất đến hết tháng 3.2022, chính sách đào tạo lại lực lượng lao động sau giãn cách kéo dài đến hết tháng 6.2022”, Bộ trưởng nói.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Tạo sợi dây gắn kết giữa người lao động với tổ chức Công đoàn

HÀ ANH |

Hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929-28.7.2021) và 75 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Thái Nguyên, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Việt Dũng - Phó Chủ tịch Phụ trách LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên.

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Tạo sợi dây gắn kết giữa người lao động với tổ chức Công đoàn

HÀ ANH |

Hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929-28.7.2021) và 75 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Thái Nguyên, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Việt Dũng - Phó Chủ tịch Phụ trách LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên.