Nghệ sĩ trẻ ở Kon Tum học cách bắt bệnh cho... cồng chiêng

Lê Nguyên |

Kon Tum - Thời gian qua, tại nhà Rông KonKlor, ở phường Thắng Lợi, TP Kon Tum luôn tập hợp nhiều nghệ nhân trẻ người Ba Na có niềm say mê với cồng chiêng. Họ tập trung ở đây để tham gia vào lớp học điều chỉnh âm thanh cho cồng chiêng.

Học cách bắt bệnh cho cồng chiêng

Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng được đánh giá tương đối khó, tương tự với việc khoét lỗ trên sáo hoặc lên dây đàn để tạo cao độ trong một bản nhạc. Điều này càng trở nên phức tạp hơn nếu như người đánh chiêng không được đào tạo bài bản qua trường lớp như người đồng bào dân tộc thiểu số.

Một ngày giữa tháng 7.2024, trong không gian nhà Rông KonKlor, các học viên đang chăm chú, say mê ghi chép lại những bài giảng của Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh và nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền.

Các học viện đang được hướng dẫn gõ vào bề mặt để chỉnh âm cho chiêng. Ảnh: Huyền Nga
Các học viện đang được hướng dẫn gõ vào bề mặt để chỉnh âm cho chiêng. Ảnh: Huyền Nga

Tai đây, bất cứ ai trong đoàn nghệ nhân trẻ người Ba Na cũng tỏ ra chăm chú và muốn thấu hiểu những quy luật hoạt động của những chiếc cồng chiêng.

Anh A Paoh (34 tuổi), trú tại thôn 8, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy là một người thường xuyên đi diễn chiêng và có mặt ở hầu hết các lễ hội, cuộc thi tại địa phương. Nhưng khi được hỏi về kỹ thuật chỉnh chiêng, anh cho rằng đây là điều cao siêu, rất khó tiếp cận.

Anh chia sẻ: “Mặc dù thường xuyên đi đánh chiêng tại nhiều lễ hội, nhưng tôi lại không biết chỉnh khi chiêng sai âm. Khi tham gia lớp học, tôi đã có thể phân biệt tiếng chiêng bị lạc âm theo từng âm vực nhỏ nhất. Sau bài giảng của các thầy, tôi không chỉ am hiểu thanh âm cồng chiêng của dân tộc mình mà còn biết thêm của những cộng đồng khác như Gia Rai, Xơ Đăng”.

Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, học viên được học thêm nhiều phương pháp chỉnh âm chiêng khoa học. Ảnh: Huyền Nga
Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, học viên được học thêm nhiều phương pháp chỉnh âm chiêng khoa học. Ảnh: Huyền Nga

Dạy cách chỉnh chiêng để nghệ nhân trẻ giữ lửa đam mê

Các chuyên gia đánh giá việc chỉnh, sửa âm cồng chiêng tại Kon Tum khó khăn và đa dạng hơn một số nơi khác. Bộ cồng chiêng ở các DTTS trên địa bàn tỉnh phong phú khi có số lượng từ 7 - 12 chiếc, tùy vào đặc trưng và sở thích của mỗi cộng đồng.

Theo nghệ nhân A Thui, trú tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, TP.Kon Tum chia sẻ: “Việc chỉnh chiêng sẽ đơn giản hơn nếu như nghệ nhân biết cảm được từng âm sắc, tiết tấu của dàn cồng chiêng".

Theo nghệ nhân A Thui, dụng cụ chỉnh chiêng truyền thống thường có một bộ búa sắt nhiều kích cỡ khác nhau, một cái dùi gỗ, một bộ đe cối để kê khi cần gò đều trên bề mặt cồng chiêng. Việc chỉnh phải từ từ cảm nhận, tìm ra từng chỗ sai chứ không được hấp tấp, vội vàng.

"Việc chỉnh âm chiêng là những thao tác gõ vào bề mặt chiêng với mục đích giúp bề mặt giãn ra hoặc co lại. Gò cho bề mặt chiêng giãn ra sẽ làm cao độ hạ xuống. Còn lại, làm cho bề mặt chiêng co lại sẽ làm cao độ nâng lên. Một chiếc chiêng được đánh giá có âm thanh đẹp khi đạt chuẩn cao độ, đồng thời phải triệt tiêu những tạp âm" - nghệ nhân A Thui chia sẻ.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về cồng chiêng, đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên không tự chế tác ra cồng chiêng, mà mua các nhạc cụ từ người Kinh, người Lào hay người Campuchia chế tạo. Do đó có nhiều bộ chiêng được ghép lại từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số tự tạo cho mình một thang âm riêng để tạo ra bản sắc riêng, phân biệt với các dân tộc khác.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum) bày tỏ: “Thông qua các lớp học chỉnh chiêng, các học viên được trao phương pháp để tự chỉnh sửa, bảo tồn, truyền dạy lại cộng đồng một cách có hệ thống. Ngoài ra giúp cho các nghệ nhân đam mê chỉnh chiêng có thêm động lực để phát huy thêm kỹ năng, tìm lại thang âm cổ cho cồng chiêng của dân tộc mình”.

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nữ giáo viên ở Kon Tum miệt mài hoạt động thiện nguyện

THANH TUẤN |

Nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1988), Trưởng Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường Mầm non Sao Mai, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum miệt mài với các hoạt động thiện nguyện như: Vận động quyên góp hỗ trợ gạo cho học sinh khó khăn, tặng áo quần mới cho các em đến trường học chữ…

Người khắc họa văn hóa dân tộc Kon Tum qua các hiện vật

Lê Nguyên |

Xuất phát từ sự tò mò về câu chuyện lịch sử và văn hóa của các dân tộc tại Kon Tum, anh Huỳnh Đăng Hiền (46 tuổi, phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã dành hơn 15 năm qua để sưu tầm các món hiện vật liên quan đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống ở nơi anh sinh ra.

Người Mường ở Kon Tum cúng lúa mới cầu mong một năm mưa thuận gió hòa

THANH TUẤN |

Nhiều năm sống xa quê hương bản quán nhưng người Mường di cư đến mảnh đất Kon Tum ở bắc Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa bản địa, lễ hội cúng lúa mới đầy bản sắc, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nữ giáo viên ở Kon Tum miệt mài hoạt động thiện nguyện

THANH TUẤN |

Nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1988), Trưởng Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường Mầm non Sao Mai, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum miệt mài với các hoạt động thiện nguyện như: Vận động quyên góp hỗ trợ gạo cho học sinh khó khăn, tặng áo quần mới cho các em đến trường học chữ…

Người khắc họa văn hóa dân tộc Kon Tum qua các hiện vật

Lê Nguyên |

Xuất phát từ sự tò mò về câu chuyện lịch sử và văn hóa của các dân tộc tại Kon Tum, anh Huỳnh Đăng Hiền (46 tuổi, phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã dành hơn 15 năm qua để sưu tầm các món hiện vật liên quan đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống ở nơi anh sinh ra.

Người Mường ở Kon Tum cúng lúa mới cầu mong một năm mưa thuận gió hòa

THANH TUẤN |

Nhiều năm sống xa quê hương bản quán nhưng người Mường di cư đến mảnh đất Kon Tum ở bắc Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa bản địa, lễ hội cúng lúa mới đầy bản sắc, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.