Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề

VƯƠNG TRẦN |

Những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn trong cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, các chuyên gia cho rằng cần phải đặt vấn đề và quan tâm hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội), để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối với Việt Nam.

Ông Phương cho rằng, đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.

Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.

Nêu một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, ông Phương cho hay, hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Những công việc mang tính chất rập khuôn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo Việt Nam đang đảm nhận sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.

Ông Phương cũng nêu ra một thách thức khác đó là  thị trường lao động phân hóa mạnh mẽ. Trong cuộc CMCN 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. 

“Với sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng NNL, cuộc CMCN 4.0 còn làm thay đổi yêu cầu và phương pháp đào tạo NNL. Đào tạo NNL chất lượng cao chuẩn bị cho CMCN 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm” - ông Phương nói.

Ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh T.Vương
Ông Nguyễn Ngọc Phương (nguyên Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

Cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực

Cùng trao đổi về vấn đề này, ThS Nguyễn Thị Thanh Mai (Công đoàn Ngành Thông tin Truyền thông) cho rằng, yêu cầu về NNL chất lượng cao ngày càng cấp thiết.

CMCN 4.0 yêu cầu NNL có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, NNL chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ năng tay nghề. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít. 

Một vấn đề khác cần được quan tâm đó chính là cạnh tranh gay gắt về NNL. Trước hết, cạnh tranh sẽ xảy ra trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, tạo áp lực tuyển dụng, phát triển NNL liên quan.

Ngay tại nước ta, nhân lực trong các ngành về trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, xe ôtô tự lái, Robotic… đang được "săn lùng" ráo riết và trả mức lương “khủng”. Chi phí tiền lương cho nhóm lao động này có thể tăng 50 - 100%/năm trong một vài năm. 

"Số lượng nhân sự đông hiện không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa. Với công nghệ, các công ty có thể phối hợp và triển khai những công việc mà trước đây chỉ các công ty lớn mới có thể làm được, chủ yếu tập trung vào ứng dụng công nghệ theo các mô hình kinh doanh mới để tạo năng lực cạnh tranh khác biệt" - bà Mai nói.

Người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Ảnh Hải Nguyễn
Người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Ảnh: Hải Nguyễn

Do đó, ThS Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng, để biến những thách thức thành cơ hội, người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Những kỹ năng cần thiết cho NNL để sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức. 

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các nhóm lao động đều bị tác động, đặc biệt là các nhóm lao động yếu thế như tuổi cao, trình độ kỹ năng thấp… Điều này dẫn tới việc làm có thể mất đi nhưng cũng có thể mở ra cơ hội khi nhiều lĩnh vực mới được mở ra.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, lực lượng trẻ chuẩn bị tham gia thị trường lao động, ngoài kiến thức trên nhà trường, cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đón đầu xu thế và cơ hội việc làm tốt nhất trong tương lai.

“Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề” - ông Phương nói.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Tạo sự đồng thuận, hỗ trợ để người lao động an tâm "ai ở đâu ở đấy"

Phạm Đông |

Dịch bệnh phức tạp cùng các đợt giãn cách xã hội liên tục khiến nhiều người lao động tự do mắc kẹt và gặp nhiều khó khăn. Cùng với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn các cấp đã huy động mọi lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh cùng người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. 

Tặng tiền, lo thực phẩm để giữ công nhân trong mùa dịch

HÀ ANH CHIẾN |

Trong đợt dịch bệnh lần thứ tư, tại tỉnh Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp cũng như công nhân lao động (CNLĐ) đã bị ảnh hưởng rất lớn: Sản xuất tại doanh nghiệp bị ngưng trệ, doanh thu giảm mạnh, còn người lao động (NLĐ) lâm vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống trong khu vực phong toả vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy, với chủ trương NLĐ là tài sản quý giá nhất, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách, hoạt động cụ thể thiết thực để chăm lo cho NLĐ, giữ chân NLĐ “ở yên tại chỗ”, có thể phục hồi hoạt động sản xuất ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.

Mở rộng an sinh từ nguồn lực xã hội giúp người dân bị ảnh hưởng COVID-19

Phạm Đông |

Để trợ giúp, tương trợ người dân, người lao động ở nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 cần thêm những gói an sinh xã hội từ nguồn lực trong dân, ngoài các gói hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, để nguồn lực này không bị phân tán, phát huy hết hiệu quả cần đến sự phối hợp công - tư và sự điều tiết của nhà nước.

Tạo sự đồng thuận, hỗ trợ để người lao động an tâm "ai ở đâu ở đấy"

Phạm Đông |

Dịch bệnh phức tạp cùng các đợt giãn cách xã hội liên tục khiến nhiều người lao động tự do mắc kẹt và gặp nhiều khó khăn. Cùng với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn các cấp đã huy động mọi lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh cùng người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. 

Tặng tiền, lo thực phẩm để giữ công nhân trong mùa dịch

HÀ ANH CHIẾN |

Trong đợt dịch bệnh lần thứ tư, tại tỉnh Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp cũng như công nhân lao động (CNLĐ) đã bị ảnh hưởng rất lớn: Sản xuất tại doanh nghiệp bị ngưng trệ, doanh thu giảm mạnh, còn người lao động (NLĐ) lâm vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống trong khu vực phong toả vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy, với chủ trương NLĐ là tài sản quý giá nhất, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách, hoạt động cụ thể thiết thực để chăm lo cho NLĐ, giữ chân NLĐ “ở yên tại chỗ”, có thể phục hồi hoạt động sản xuất ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.

Mở rộng an sinh từ nguồn lực xã hội giúp người dân bị ảnh hưởng COVID-19

Phạm Đông |

Để trợ giúp, tương trợ người dân, người lao động ở nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 cần thêm những gói an sinh xã hội từ nguồn lực trong dân, ngoài các gói hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, để nguồn lực này không bị phân tán, phát huy hết hiệu quả cần đến sự phối hợp công - tư và sự điều tiết của nhà nước.