Tạo sự đồng thuận, hỗ trợ để người lao động an tâm "ai ở đâu ở đấy"

Phạm Đông |

Dịch bệnh phức tạp cùng các đợt giãn cách xã hội liên tục khiến nhiều người lao động tự do mắc kẹt và gặp nhiều khó khăn. Cùng với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn các cấp đã huy động mọi lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh cùng người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. 

Hỗ trợ an sinh cho người lao động để chống dịch hiệu quả hơn

Hiểu được khó khăn khi đang thực hiện giãn cách xã hội, nhiều phường trên địa bàn Hà Nội đã kêu gọi, vận động các chủ nhà trọ trên địa giảm tiền thuê cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Rất nhanh, chủ trương này đã được đông đảo các hộ dân ủng hộ, hưởng ứng.

Tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lãnh đạo, công an phường đã đến từng xóm trọ gửi thư ngỏ, vận động chủ nhà giảm tiền cho người thuê. Sự vào cuộc kịp thời này đã vận động được gần 200 chủ nhà trọ tham gia, miễn giảm được gần 1 tỉ đồng cho những người thuê trọ trên địa bàn phường.

Với "tinh thần tương thân, tương ái" chia sẻ khó khăn với người lao động thuê trọ trong mùa dịch đảm bảo an dân yên tâm chống dịch, UBND phường Phú Thượng và Xuân La (quận Tây Hồ) cũng chung tay chia sẻ khó khăn của xã hội đến với người lao động.

Lãnh đạo UBND phường Xuân Đỉnh trao quà cho người dân.
Lãnh đạo UBND phường Xuân Đỉnh trao quà cho người dân.

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn buộc phải dừng hoạt động khiến công nhân, lao động bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì thế, thời gian qua, LĐLĐ TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, chiều 19.8, công đoàn đã trao hỗ trợ khẩn cấp cho 2.000 đoàn viên, công nhân lao động khó khăn tại khu công nghiệp. Trong ngày 21.8, Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tiếp tục trao cho 2.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp: Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa, Sài Đồng, Đài Tư và Nam Thăng Long.

Đoàn kết, tạo sự đồng thuận nơi người lao động

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho biết, trong lúc khó khăn hiện nay, các cấp chính quyền, tổ chức công đoàn các cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua đoàn kết, chung sức chiến thắng đại dịch COVID-19.

Bà An cho rằng, chính quyền sở tại cần nắm chắc dân cư, người lao động trên địa bàn. Đây là vấn đề rất quan trọng để biết được cuộc sống, hoàn cảnh của từng trường hợp để có những chính sách kịp thời. Quan tâm chăm lo đời sống, kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, động viên tinh thần đoàn viên, người lao động. Không để đoàn viên, người lao động thiếu ăn, thiếu mặc.

Các cấp công đoàn tuyên truyền rộng rãi và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, nhất là đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để đoàn viên, người lao động an tâm "ai ở đâu ở đấy". Cần kịp thời vận động, chia sẻ để đoàn viên, người lao động bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng.

Hơn lúc nào hết, mỗi người cần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước, quyết tâm cao, nỗ lực vượt khó, chia sẻ với khó khăn chung của doanh nghiệp, địa phương và đất nước. Đặc biệt, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo đoàn viên, người lao động gây mất an ninh - trật tự và an toàn xã hội.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) trao kinh phí, quà hỗ trợ cho người lao động tự do trên địa bàn. Ảnh: Vân Nhi
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) trao kinh phí, quà hỗ trợ cho người lao động tự do trên địa bàn. Ảnh: Vân Nhi

Theo bà An, cần phải có sự linh hoạt trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn. Với những hoàn cảnh khó khăn, dù không nằm trong danh mục Nghị quyết được trợ giúp thì địa phương cần có những chính sách khác để hỗ trợ. Chỉ khi cán bộ địa phương, tổ chức công đoàn thực sự gần dân, quan tâm người lao động thì họ mới tin và có sự đồng thuận. 

Nắm tình hình, thống kê, rà soát số đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để kịp thời chăm lo, hỗ trợ đảm bảo nhanh chóng, đúng đối tượng, hỗ trợ đột xuất đối với các trường hợp khó khăn đặc biệt khác. Khuyến khích tổ chức các “Gian hàng nghĩa tình”, “Siêu thị 0 đồng”, tổ chức đi chợ cho đoàn viên, hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 trong các khu phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội...

Cũng theo bà An, chỉ có sự đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân, cho các tầng lớp lao động mới giúp họ an tâm ở lại khu trọ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Sự sẻ chia, đoàn kết, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ là chìa khoá để chiến thắng dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.

Việc đoàn viên công đoàn, người lao động nghèo được nhận hỗ trợ sẽ giúp họ luôn được quan tâm, được chia sẻ và động viên, hỗ trợ với những khó khăn, từ đó có niềm tin mới để vươn lên trong lao động và sản xuất, nâng cao thu nhập cũng như đóng góp tích cực để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).