Kéo giảm khoảng cách phát triển KT-XH giữa miền núi và miền xuôi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. 

936,5 tỉ đồng đầu tư cho vùng dân tộc

Tại hội nghị Sơ kết công tác dân tộc 9 tháng năm 2022 tổ chức ngày 5.10, Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết, trên cơ sở Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11.11.2021 của UBND TP về Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, đơn vị đã tham mưu nhiều văn bản, phối hợp chặt chẽ cùng các sở ngành, địa phương trong tổ chức triển khai.

Tính đến tháng 10.2022, Hà Nội đã bố trí gần 936,5 tỉ đồng để triển khai các dự án thành phần. Tiếp nhận nguồn vốn TP giao, UBND các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi đã chỉ đạo thành lập tổ giám sát cộng đồng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng tình ủng hộ việc triển khai thực hiện các dự án tại địa phương. Hiện, đã có 2 dự án hoàn thành; một số dự án khác cũng đang gấp rút được triển khai.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Theo Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Tất Vinh, để bảo đảm hiệu quả đầu tư, TP cũng đã chỉ đạo thành lập Đoàn công tác liên ngành với sự tham gia của đại diện nhiều sở ngành. Đoàn giám sát đã tiến hành kiểm tra tình hình triển khai Kế hoạch số 253/KH-UBND của UBND TP tại 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức.

“Nhìn chung, các đơn vị đã chủ động quán triệt, triển khai thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ thi công các công trình hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi…” - ông Nguyễn Tất Vinh thông tin.

Đốc thúc giải ngân các dự án phát triển hạ tầng vùng dân tộc

Theo đánh giá của Ban Dân tộc Hà Nội, nhìn chung các dự án vẫn đang được tổ chức thực hiện theo kế hoạch; tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Một số địa phương chưa thực sự sát sao trong kiểm tra, đôn đốc lên có dự án còn chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp; việc lập quy hoạch đối với một số dự án không sát dẫn đến phải điều chỉnh quy mô và tổng mức đầu tư…

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện một số chương trình, chính sách dân tộc; đặc biệt là phối hợp giám sát chặt chẽ tiến độ triển khai, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề nghị Ban Dân tộc cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.

Ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh Hà Nội đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chính vì vậy, dù ngân sách còn nhiều hạn chế nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, TP vẫn bố trí nguồn lực lớn để đầu tư cho các địa phương.

Giai đoạn từ nay đến cuối năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề nghị các địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đặc biệt là tại hai huyện Quốc Oai, Thạch Thất - những địa phương đang có tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. Do đó, đề nghị Ban Dân tộc phối hợp với các sở ngành tập trung rà soát lại tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của từng địa phương để kịp thời đôn đốc, phấn đấu tỷ lệ giải ngân cuối năm nay đạt ít nhất 95%...

“Nâng cấp đồng bộ hạ tầng là giải pháp cơ bản để kéo giảm khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và miền xuôi của Thủ đô. Do đó đề nghị Ban Dân tộc và các sở ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất TP xem xét, bố trí kinh phí đầu tư cho các dự án, trong đó có xem xét đến yếu tố bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống…” - ông Lê Hồng Sơn nêu rõ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Các địa phương miền núi với bài toán thiếu giáo viên

PHÙNG MINH |

Bắt đầu từ năm học 2022-2023, Tin học và Tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3. Dù đã có lộ trình để chuẩn bị, song việc này vẫn đang đặt áp lực lên ngành giáo dục của nhiều địa phương miền núi khi tình trạng thiếu giáo viên cũng như tuyển mới gặp nhiều khó khăn.

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Mở ra cơ hội lớn cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển, vươn lên

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc.

Các địa phương miền núi với bài toán thiếu giáo viên

PHÙNG MINH |

Bắt đầu từ năm học 2022-2023, Tin học và Tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3. Dù đã có lộ trình để chuẩn bị, song việc này vẫn đang đặt áp lực lên ngành giáo dục của nhiều địa phương miền núi khi tình trạng thiếu giáo viên cũng như tuyển mới gặp nhiều khó khăn.

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Mở ra cơ hội lớn cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển, vươn lên

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc.