Các địa phương miền núi với bài toán thiếu giáo viên

PHÙNG MINH |

Bắt đầu từ năm học 2022-2023, Tin học và Tiếng Anh sẽ là môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3. Dù đã có lộ trình để chuẩn bị, song việc này vẫn đang đặt áp lực lên ngành giáo dục của nhiều địa phương miền núi khi tình trạng thiếu giáo viên cũng như tuyển mới gặp nhiều khó khăn.

Có chỉ tiêu nhưng khó tuyển

Mèo Vạc là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang. Địa hình đồi núi hiểm trở, cái nghèo đeo bám quanh năm khiến con đường đến trường của thầy trò nơi đây thêm bội phần khó khăn.

Với mong muốn thu hút nguồn lực giáo viên, địa phương này đã nâng tiền lương đối với giáo viên hợp đồng lên 8 triệu/tháng. Đây là số tiền không nhỏ đối với ngành sư phạm, thế nhưng việc tuyển giáo viên vẫn rất khó khăn. Thậm chí, khi đã tuyển được, các thầy cô cũng không mấy mặn mà để "bám rễ" ở mảnh đất này.

Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Cao Bằng, dù được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) giao hơn 300 chỉ tiêu biên chế nhưng việc tuyển được hay không thì lại là câu chuyện khác.

Theo ông Nguyễn Quốc Hưng – Trưởng phòng GDĐT huyện Hà Quảng (Cao Bằng), các điểm trường trên địa bàn rất khó khăn trong việc tuyển giáo viên hai bộ môn Tin và Tiếng Anh. Để đáp ứng yêu cầu tất cả học sinh từ lớp 3 học môn tiếng Anh, ngành giáo dục đã dồn toàn bộ học sinh các lớp 3,4,5 về những điểm trường chính để học tập.

Các trường tiểu học vùng cao đang phải tự tìm những giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là Tiếng Anh và Tin học. Ảnh: T.L
Các trường tiểu học vùng cao đang phải tự tìm những giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là Tiếng Anh và Tin học. Ảnh: T.L

Hiện tại, toàn huyện Hà Quảng không có bất kỳ giáo viên nào chuyên ngành Tin học. Thời gian tới, địa phương phải cử ra 24 giáo viên tiểu học chuyên ngành môn cơ bản đi tập huấn để lấy chứng chỉ Tin học.

Trước tình trạng này, nhiều địa phương tại Cao Bằng phải thực hiện "dồn" lớp. Ở bộ môn Tin học việc dồn các lớp gặp khó khăn khi trang thiết bị, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nếu dồn các lớp tiếng Anh thì học sinh phải học liên tục 4,5 tiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.

Chủ trương dồn lớp nhằm "tiết kiệm" nguồn giáo viên là phương án khả dĩ nhất, song việc thực hiện không phải dễ khi đặc thù các điểm trường ở đây cách xa hàng chục cây số. Nếu để các thầy cô trực tiếp xuống các điểm trường lẻ giảng dạy cũng không hiệu quả vì số lượng giáo viên không đủ.

Đồng bộ các giải pháp

Với những địa phương miền núi điều kiện còn nhiều khó khăn thì việc tìm giáo viên nhiệt huyết đứng lớp đã khó, nay việc bổ sung, cân đối số giáo viên để dạy thêm các môn Tin, Tiếng Anh lại càng khó hơn. 

Tại tỉnh Tuyên Quang, tình trạng thiếu giáo viên các môn Tin, Tiếng Anh đối với cấp 1 là có nhưng chưa đến mức báo động như nhiều địa phương miền núi khác. Số liệu thống kê từ ngành giáo dục, toàn tỉnh hiện có 238 giáo viên dạy Tiếng Anh cấp tiểu học, trong đó có 214 giáo viên biên chế.

Để thực hiện chương trình dạy học bắt buộc môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3, cơ bản số giáo viên hiện có chỉ đủ bố trí dạy cho lớp 3. Còn nếu tính toàn bộ số giáo viên dạy tự chọn cho các khối lớp khác thì nguồn giáo viên đang thiếu khoảng hơn 100 giáo viên.

Đối với môn Tin, hiện có 22 giáo viên, đa số thuộc biên chế các trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở. Để thực hiện chương trình mới, tỉnh Tuyên Quang sẽ cần tối thiểu 132 giáo viên tin cho 132 trường tiểu học. Thiếu giáo viên Tin học đang là bài toán đặt ra đối với địa phương này.

Trao đổi với PV, đại diện Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang cho biết, tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là môn Tin học và Tiếng Anh tại các trường tiểu học trên địa bàn là có. Trong đó việc thiếu giáo viên dạy môn Tin phổ biến hơn khi địa phương chưa chuẩn bị kịp về mặt nhân lực và trang thiết bị.

Để giải quyết tình trạng này, ngành giáo dục đã triển khai nhiều biện pháp như dồn lớp. Đối với môn Tiếng Anh thì dễ sắp sếp giáo viên hơn khi có thể huy động từ các khối lớp trên, thậm chí từ cấp 2 để dạy tăng cường. Nhờ đó vẫn đảm bảo công tác dạy và học liên tục.

Với môn Tin học trong khi chưa thể tuyển mới, sắp xếp được giáo viên chuyên ngành để dạy thì giải pháp tình thế là các thầy cô kiêm nhiệm dạy tại nhiều điểm trường. Thậm chí, các thầy cô thuộc diện quản lý có am hiểu về máy tính vẫn trực tiếp tham gia giảng dạy.

Khi Bộ GDĐT đưa môn Tin, Tiếng Anh vào chương trình học bắt buộc từ lớp 3, bài toán thiếu giáo viên lại càng trở nên áp lực. Đặc thù là vùng cao, việc thu hút giáo viên môn Tin, Tiếng Anh rất khó. Chưa kể việc trang thiết bị còn nhiều hạn chế.

Giải pháp lâu dài, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh thu hút, tuyển chọn nhân tài địa phương. Nhiều học sinh có thành tích xuất sắc trên ghế nhà trường đang được "ươm mầm", định hướng về cống hiến cho địa phương. Đồng thời, nhiều đãi ngộ đặc biệt được đưa ra để thu hút nguồn lực giáo viên.

PHÙNG MINH
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Chú trọng chăm lo đội ngũ giáo viên ở vùng khó khăn

Phi Long |

QUẢNG BÌNH - Ngày 28.8, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn năm học 2022-2023.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho người lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị bền vững, nhân tố quan trọng hàng đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần và trở thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Chú trọng chăm lo đội ngũ giáo viên ở vùng khó khăn

Phi Long |

QUẢNG BÌNH - Ngày 28.8, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn năm học 2022-2023.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho người lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị bền vững, nhân tố quan trọng hàng đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần và trở thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.