Để người lao động thực sự phát huy sáng kiến, làm chủ công nghệ hiện đại

Phạm Đông |

Trong quá trình phát triển và hội nhập, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là khâu đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa. Từ thực tiễn sinh động, khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo tiếp tục được coi là động lực hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững.

Sáng tạo là yếu tố quyết định thành công

Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) trên địa bàn Đồng Nai đã không ngừng tham gia phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc và đáp ứng yêu cầu trong sản xuất tại các doanh nghiệp.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ, tại Đồng Nai, bước đầu cũng đã có những chương trình hỗ trợ, trong đó tập trung vào việc khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất. Sở Công Thương và Sở KHCN là 2 đơn vị đảm nhận chính các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ và đào tạo cho chủ doanh nghiệp, người lao động.

Riêng chương trình khuyến công của Sở Công Thương đã hỗ trợ cho hàng chục doanh nghiệp đầu tư, đổi mới máy móc, công nghệ. Mặc dù về tổng thể, nguồn vốn hỗ trợ so với nhu cầu là chưa nhiều song các chương trình hỗ trợ cũng khuyến khích tinh thần, động lực cho doanh nghiệp trong việc mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ cũ, đưa năng suất chất lượng sản phẩm lên cao hơn.

Tiếp tục mục tiêu trên, UBND tỉnh vừa phê duyệt chương trình Đổi mới công nghệ Đồng Nai đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của chương trình là tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao.

Ông Lê Nhật Quang - Phó Giám đốc Khu công nghệ phần mềm (ITP), Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP.HCM - nhận định sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam đã bước đầu hình thành thế hệ doanh nhân có thể tạo ra những giá trị mới dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, tri thức và những mô hình sáng tạo mới.

Không chỉ các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp khoa học công nghệ mà những đơn vị lớn, thành công cũng thường xuyên chi cho đầu tư, nghiên cứu và phát triển. Sự kết hợp giữa nhu cầu thị trường cũng như sáng tạo của doanh nghiệp, làm chủ công nghệ sẽ là chất xúc tác để sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh cao hơn, từ đó nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thi đua sáng tạo trong lao động sản xuất.
Thi đua sáng tạo trong lao động sản xuất. Ảnh: Phạm Đông

Từ nay đến năm 2025, Đồng Nai phấn đấu số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình hằng năm là 5%, đến năm 2030 tăng 10% mỗi năm. Năm 2025, có 10% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm tham gia xây dựng tổ chức nghiên cứu và phát triển, có 1-2 ngành sản xuất có khả năng làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao.

Con số này đến năm 2030 là 30% doanh nghiệp và 3 ngành sản xuất chủ lực. Tỉnh cũng sẽ đào tạo, tư vấn cho 1 nghìn kỹ sư, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp về đổi mới, nâng cao công nghệ.

Khích lệ công nhân sáng tạo

Những năm qua, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được các cấp Công đoàn trong tỉnh Nam Định triển khai đến đông đảo công nhân, viên chức, lao động, nhất là lực lượng công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có sáng kiến tiêu biểu trong lao động, sản xuất giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống công nhân lao động.

Anh Lại Văn Hòa - Trưởng nhóm Quản lý thiết bị, Công ty Cổ phần Thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thủy - có sáng kiến “Chế tạo máy cắt chun - vạch dấu ứng dụng trong hoạt động sản xuất của công ty” giúp doanh nghiệp làm lợi thêm gần 1,3 tỉ đồng/năm.

Cần có giải pháp về cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy tiềm năng của người lao động.
Cần có giải pháp về cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy tiềm năng của người lao động. Ảnh: Phạm Đông

Anh Hòa cho biết, trong lĩnh vực may mặc, cắt dây chun và vạch dấu là công đoạn sử dụng nhiều lao động diễn ra liên tục với sản lượng lớn. Trước đây, người lao động thực hiện công việc thủ công bằng kéo, cụ thể quy trình thao tác: Kéo chun đến điểm đo, cắt chun thủ công bằng kéo, sau đó đưa chun đã cắt vào cữ gá dùng bút đánh dấu các vị trí để nhận biết.

Để đáp ứng yêu cầu, dây chuyền sản xuất phải cần đến 5 lao động thực hiện công đoạn này; khi thao tác mất nhiều sức khi phải cầm kéo cắt liên tục nhưng hiệu suất vẫn thấp. Từ thực tế sản xuất, anh Hòa đã nghiên cứu áp dụng công nghệ điều khiển điện - khí nén để chế tạo thiết bị cắt chun - vạch dấu giúp công việc của người lao động đơn giản hơn, năng suất nâng cao.

Sáng kiến đang được áp dụng rộng rãi tại 3 xưởng may của Công ty Cổ phần Thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thủy. Năm 2021, anh Lại Văn Hòa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tặng Bằng khen.

Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của đoàn viên công đoàn, công nhân lao động đã góp phần hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để động viên công nhân lao động áp dụng sáng kiến cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, LĐLĐ tỉnh đã khen thưởng kịp thời và đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Công nhân sáng tạo không ngừng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Phạm Đông |

Trải nghiệm thực tế từ quá trình lao động vất vả, không ít công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp đã tìm tòi đưa ra nhiều sáng kiến, đề tài được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất là đòi hỏi từ thực tiễn

Phạm Đông |

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng, phong trào phát huy sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ, đặc biệt trong lao động, sản xuất là đòi hỏi từ thực tiễn. Cán bộ, viên chức, người lao động nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ, phục vụ và hiệu quả kinh doanh, tích cực sáng tạo

Đồng bào dân tộc góp phần to lớn vào thành quả phát triển của đất nước

Thanh Hà |

Đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và đồng bào các dân tộc đã góp phần rất to lớn vào những thành quả phát triển của đất nước.

Công nhân sáng tạo không ngừng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Phạm Đông |

Trải nghiệm thực tế từ quá trình lao động vất vả, không ít công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp đã tìm tòi đưa ra nhiều sáng kiến, đề tài được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất là đòi hỏi từ thực tiễn

Phạm Đông |

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng, phong trào phát huy sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ, đặc biệt trong lao động, sản xuất là đòi hỏi từ thực tiễn. Cán bộ, viên chức, người lao động nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ, phục vụ và hiệu quả kinh doanh, tích cực sáng tạo

Đồng bào dân tộc góp phần to lớn vào thành quả phát triển của đất nước

Thanh Hà |

Đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và đồng bào các dân tộc đã góp phần rất to lớn vào những thành quả phát triển của đất nước.