Chàng điều dưỡng nhiều sáng kiến tại An Giang

Anh Vũ |

Trần Trí Thoại đã trở thành một cái tên quen thuộc với Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang (nay được tách thành Bệnh viện Sản - Nhi An Giang) nhờ những sáng kiến của mình.

Trung bình mỗi năm, Trần Trí Thoại, Cử nhân điều dưỡng tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang đề xuất từ 1 đến 2 sáng kiến - mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện.

Với “bộ sưu tập" gồm ít nhất 8 sáng kiến được ngành y tế công nhận và đánh giá cao, cùng hàng loạt sáng kiến đang được đánh giá và nghiên cứu, Trần Trí Thoại đã trở thành một điều dưỡng được nhiều người trong bệnh viện biết tới và yêu mến. Trong vòng 12 năm tập sự và công tác, chính sự hết lòng vì người bệnh đã thúc đẩy anh tìm tòi và học hỏi, đưa ra sáng kiến để bệnh viện có thể hoạt động tốt hơn, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân tại nơi đây.

Chàng điều dưỡng trẻ từ sớm đã xác định được rằng việc nghiên cứu sáng kiến cũng là một phần việc để thực hiện sứ mệnh y đức của mình. Vì vậy, hằng ngày trong quá trình chăm sóc người bệnh, thấy được nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến công tác điều dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh, Trần Trí Thoại có ý tưởng sẽ nghiên cứu cải thiện công việc theo hướng hiệu quả, đặc biệt hạn chế tối đa sự cố xảy ra cho bệnh nhân.

Cử nhân Điều dưỡng Trần Trí Thoại, “cây sáng kiến” của Bệnh viện Sản - Nhi An Giang. Ảnh: Anh Vũ
Cử nhân Điều dưỡng Trần Trí Thoại, “cây sáng kiến” của Bệnh viện Sản - Nhi An Giang. Ảnh: Anh Vũ

Bên cạnh đó, Thoại còn tự đặt ra tiêu chí và yêu cầu bản thân mình phải cập nhật thường xuyên kiến thức về chuyên môn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để có những sáng kiến cải tiến mới, có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc điều dưỡng của mình.

Các sáng kiến của Thoại thường được đánh giá cao trong quá trình làm việc tại bệnh viện. Sáng kiến “Giảm hoặc thay thế bàn tay nhân viên y tế” của Thoại đã được áp dụng thành công tại Khối Nhi. Thông thường, những trẻ bị sốt xuất huyết, nếu có chỉ định truyền tiểu cầu, túi tiểu cầu phải được lắc liên tục nên luôn cần 1 điều dưỡng thực hiện kỹ thuật truyền, và 1 điều dưỡng khác phải lắc túi tiểu cầu. Nhận thấy công đoạn này tốn nhiều thời gian và công sức, Thoại đã nghiên cứu và thực hiện thành công “máy lắc tiểu cầu” giúp tiết kiệm 1 nhân sự chăm sóc người bệnh, đồng thời túi tiểu cầu được lắc với một cường độ và tần số ổn định.

Cùng với đó, sáng kiến “Thay đổi phương thức làm việc, cải thiện, làm mới quy trình” cũng mang lại giá trị đáng kể trong công tác chăm sóc người bệnh. Trước đây, việc sao lưu thuốc giờ được thực hiện thủ công, ghi chép bằng tay, mất khoảng 60 - 90 phút cho một bệnh nhân, dẫn đến dễ thiếu sót nhầm lẫn trong khi thực hiện. Nhận ra sự khó khăn này,  Thoại đã có ý tưởng sử dụng phần mềm báo cáo bệnh nhân hiện diện tại khoa, sau đó trích xuất Excel danh sách bệnh nhân và sao lưu thuốc giờ. Công việc dường như trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều vì những ngày tiếp theo, danh sách chỉ thay đổi khoảng 10 - 15% bệnh nhân (xuất viện, bệnh mới, y lệnh thay đổi). Sáng kiến này góp phần rất lớn vào việc thay thế sức lực của điều dưỡng và tiết kiệm được thời gian, hạn chế sai sót.

Ngoài ra, điều dưỡng trẻ Trần Trí Thoại còn có thêm 6 sáng kiến khác được công nhận và áp dụng tại Bệnh viện như: Sáng kiến “Vòng quay dịch truyền và đánh giá bệnh nhi”, Sáng kiến “Ứng dụng phần mềm nhắc nhở của Zalo để kiểm tra thông tin trước mổ”, Sáng kiến “Ứng dụng phần mềm “Save PDF” để lưu trữ các chứng từ hồ sơ”… 

Chia sẻ về ước mơ của mình, Thoại chỉ mong Hội đồng xét duyệt sáng kiến của ngành nên cải tiến tăng số lần duyệt sáng kiến hằng năm để chúng có thể sớm được áp dụng vào thực tiễn công việc, thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Vừa qua, Trần Trí Thoại đã vinh dự được Công đoàn ngành Y tế biểu dương khen thưởng tại Hội nghị tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” gắn với Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, giai đoạn 2021 - 2022.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Mô hình “3 An” tại An Giang: Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động

Anh Vũ |

Để thực hiện công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của đoàn viên và người lao động, tổ chức Công đoàn An Giang đã đưa ra một mô hình kết hợp giữa ba bên “Công đoàn - Người lao động - Doanh nghiệp” để đem đến “An tâm, an toàn, an ninh” cho người lao động và chủ doanh nghiệp qua mô hình “3 an".

Công nhân, lao động hạnh phúc khi những sáng kiến được áp dụng vào sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Người lao động hào hứng khi tạo ra sáng kiến mới, tạo động lực trong công việc cho bản thân. Càng vui hơn khi nhiều bạn trẻ trong tổ sản xuất của đơn vị cũng đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp sáng kiến mới cho công việc mỗi ngày.

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mô hình “3 An” tại An Giang: Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động

Anh Vũ |

Để thực hiện công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của đoàn viên và người lao động, tổ chức Công đoàn An Giang đã đưa ra một mô hình kết hợp giữa ba bên “Công đoàn - Người lao động - Doanh nghiệp” để đem đến “An tâm, an toàn, an ninh” cho người lao động và chủ doanh nghiệp qua mô hình “3 an".

Công nhân, lao động hạnh phúc khi những sáng kiến được áp dụng vào sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Người lao động hào hứng khi tạo ra sáng kiến mới, tạo động lực trong công việc cho bản thân. Càng vui hơn khi nhiều bạn trẻ trong tổ sản xuất của đơn vị cũng đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp sáng kiến mới cho công việc mỗi ngày.

Để người lao động tại cơ sở phát huy sáng kiến, cải tiến trong sản xuất

Phạm Đông |

Với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của doanh nghiệp đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.