“Bản địa hóa” nhân lực tại doanh nghiệp FDI-Cơ hội cho lao động địa phương

P.V |

COVID-19 đặt không ít doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trước bài toán tăng trưởng và nhân sự. Lúc này, nguồn nhân lực tại chỗ đang là chìa khóa để các doanh nghiệp giải bài toán kép, vừa tối ưu hiệu quả kinh tế vừa nâng cao đời sống địa phương.

Nhiều cơ hội mới

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang chứng kiến những triển vọng tích cực, trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng tại vùng ĐBSCL, từ đầu năm đến nay, khu vực đã quy tụ hơn 1.780 dự án FDI, trong đó năm 2020 thu hút 119 dự án đầu tư mới.

Ở nhiều lĩnh vực, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.
Ở nhiều lĩnh vực, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã tạo động lực chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp người dân địa phương có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn.

Giải bài toán kép

Đầu tư vào thị trường Việt Nam, Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam đã tận dụng chất xám từ nhân sự của tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, Ban lãnh đạo công ty đã nhìn ra được tiềm năng trong nguồn lao động trẻ nhiệt huyết, cần cù và ham học hỏi.

Đặc biệt, trong bối cảnh COVID-19, nhân sự nước ngoài gặp khó khăn trong việc quay lại Việt Nam, nguồn nhân lực tại chỗ đã chứng tỏ họ đủ trách nhiệm và kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm công việc vốn do đội ngũ nước ngoài thực hiện. Từ đó, nhân lực Việt Nam ngày dần trở thành lực lượng nòng cốt trong công ty.

Đến nay, Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam đã đầu tư gần 1,4 triệu USD cho nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ. Hiện nay, 95% trong hơn 1.000 nhân viên của công ty là người Việt Nam, trong số đó nhiều nhân sự đảm nhận các vị trí cao trong doanh nghiệp.

“Chúng tôi tập trung đầu tư nâng cao kiến thức, đưa nhân viên tham gia các khóa đào tạo, tạo thời gian để họ học hỏi kinh nghiệm, từ đó phát triển bản thân và có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn”, bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Nghiệp vụ, chia sẻ.

Nhân sự Việt Nam đang dần trở thành lực lượng nòng cốt tại Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam.
Nhân sự Việt Nam đang dần trở thành lực lượng nòng cốt tại Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam.

Bên cạnh cải thiện chất lượng tay nghề, Lee & Man Việt Nam còn chú trọng chăm lo đời sống cho nhân viên thông qua chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm...

“Công ty cũng có chính sách giúp đỡ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, Chúng tôi đã lập nhóm thiện nguyện, phát động những phong trào quyên góp để giúp đỡ những đồng nghiệp của mình”, chị Nguyễn Thị Mai Quyên, trưởng phòng nhân sự, chia sẻ. Từ Chính sách bản địa hóa của công ty, nhiều hộ gia đình tại Hậu Giang và các tỉnh lân cận dần có được thu nhập ổn định, bớt lệ thuộc vào nghề trồng trọt, thuê mướn bấp bênh. Chất lượng cuộc sống tại địa phương vì thế cũng được cải thiện đáng kể.


P.V
TIN LIÊN QUAN

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Đền chùa, di tích mở cửa trở lại: Vẫn còn nhiều người "quên" đeo khẩu trang

LAN ANH - THÙY DUNG |

Theo ghi nhận trong những ngày đầu mở cửa trở lại, các đình chùa, cơ sở tôn giáo nói chung và các di tích đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số người "quên" mang khẩu trang.

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0

Bảo Hân |

42,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0 - đây là thông tin từ nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng Lực lượng lao động sẵn sàng cho Nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động phải thay đổi tư duy

Bảo Hân |

Sáng 28.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam, dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”.

Đền chùa, di tích mở cửa trở lại: Vẫn còn nhiều người "quên" đeo khẩu trang

LAN ANH - THÙY DUNG |

Theo ghi nhận trong những ngày đầu mở cửa trở lại, các đình chùa, cơ sở tôn giáo nói chung và các di tích đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số người "quên" mang khẩu trang.