Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên: Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Anh Vũ |

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng 21.10, UBND huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên.

Người Mông ở Điện Biên có nhiều nghề thủ công mang đậm nét văn hóa dân tộc như nghề rèn, làm nhạc cụ, dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên vải. Trong đó, nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với hoạt động sản xuất của bà con người Mông.

Theo Quyết định số 1406/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên được vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề rèn truyền thống là một việc làm hết sức cấp bách, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo riêng của dân tộc.

Từ xa xưa, đồng bào Mông luôn chọn địa hình vùng cao của miền núi để sinh sống theo hướng tự cung, tự cấp. Vì vậy, họ phải tự tìm cách sản xuất các nông cụ, vật dụng hàng ngày để phục vụ cuộc sống. Ngày nay, tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay, các vật dụng trong nhà cũng dễ dàng mua được ở chợ xã, chợ huyện, song nhiều người Mông vẫn giữ nghề rèn truyền thống.

Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Các sản phẩm trong nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông rất phong phú, đó là những công cụ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động sản xuất hằng ngày như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng...

a
Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ảnh: Anh Vũ

Bí quyết để làm ra những con dao, lưỡi cuốc, lưỡi cày sắc ngọt và có độ bền cao, đầu tiên phải lựa chọn được loại thép tốt. Bên cạnh đó, kỹ thuật tôi thép cũng rất quan trọng, thép nung phải đủ độ nóng, không non quá cũng không được quá già lửa. Kỹ thuật này quyết định độ bền của sản phẩm. Chính vì thế nên sản phẩm làm ra rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén.

Lò rèn của người Mông không cầu kỳ, chỉ có một ụ đất làm lò, vài cục sắt to làm đe và một cái bễ. Cái bễ là quan trọng nhất. Nó cấu tạo như một cái bơm xe đạp khổng lồ nằm ngang. Than đốt lò để rèn cũng rất đặc biệt. Người Mông không dùng than đá mà dùng than củi của cây rừng. Trong khi rèn nhiệt độ lò rèn phải nóng đều mới cho ra sản phẩm tốt nên yêu cầu người quay bễ phải đều tay.

Để có thể học được nghề rèn, người thợ phải có sức khỏe, có cảm nhận thật tinh tế của đôi tai và đôi mắt. Quan trọng phải dùng tay, dùng sức, sự cảm nhận, đặc biệt là sự nhạy bén của đôi mắt. Để rèn được một con dao tốt, đòi hỏi người thợ rèn phải có kỹ thuật điêu luyện, được đúc kết qua nhiều năm chứ không có một công thức chung nào cả. Người thợ cả và thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng, lực búa giáng xuống thanh thép phải đều nhau, độ mạnh yếu biến hóa với từng phần của sản phẩm.

Theo các nghệ nhân, trong khâu tôi thép của người Mông có một bí quyết riêng để tạo nên những sản phẩm nông cụ truyền thống có chất lượng cao. Đó là khả năng nhìn màu thép để đưa vào tôi. Người Mông có nhiều cách tôi thép khác nhau, có loại thép thì tôi bằng nước có cho một lượng muối vừa phải, có loại thì tôi bằng nước của thân cây chuối và cũng có thể là bằng dầu nhớt. Người thợ phải biết cách xem loại thép để chọn cách tôi như thế thì dao mới sắc và bền.

Sau khi tôi xong là đến giai đoạn mài dao, người Mông thường mài dao bằng đá suối. Và tất nhiên không phải hòn đá suối nào cũng có thể dùng để mài dao. Đây cũng là một bí quyết để giúp hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.

Ngày trước, 100% công đoạn đều thủ công nhưng ngày nay một số công đoạn làm rèn đã sử dụng quạt điện thổi lò, máy mài. Tuy nhiên, các công đoạn quan trọng nhất từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, tay cầm… vẫn làm bằng tay. Vì vậy, sản phẩm làm ra có độ tinh xảo riêng, sắc bén và bền lâu với thời gian.

Nghề rèn của đồng bào Mông không chỉ tạo ra những nông cụ thiết thực trong đời sống mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trong các thôn, bản chỉ còn rất ít hộ lưu giữ nghề rèn truyền thống nhưng nhu cầu sử dụng nông cụ rèn vẫn rất lớn. Do đó, một số hộ vẫn giữ nghề rèn, tạo ra nông cụ để bán tại các phiên chợ, tăng thu nhập.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Người đưa Quốc bảo sâm Ngọc Linh về trồng trên đất Sơn La

Khánh Linh |

Sau hơn chục năm mày mò tìm kiếm, ăn núi, ngủ rừng, ông Nguyễn Chí Long đã đưa loại sâm Ngọc Linh "Quốc bảo" sống trên đất Sơn La.

Người dân vui mừng khi có giếng nước sạch từ quỹ từ thiện

LÊ NGUYÊN |

Ngày 20.10, UBND xã Ia Chim, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum cho biết, vừa khởi công khởi công giếng nước sạch và khu vệ sinh tại thôn Plei Lay. Đây là công trình cấp thiết để phục vụ nhu cầu nước sạch cho toàn thể bà con dân tộc Gia Rai đang sinh sống.

Độc đáo lễ hội Cốm mới của người Thái ở Lai Châu

Anh Vũ |

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, hay còn gọi là lễ hội Cốm mới, là một lễ hội đáng chú ý của đồng bào dân tộc Thái trắng ở Lai Châu. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào cuối Thu trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ.

Người đưa Quốc bảo sâm Ngọc Linh về trồng trên đất Sơn La

Khánh Linh |

Sau hơn chục năm mày mò tìm kiếm, ăn núi, ngủ rừng, ông Nguyễn Chí Long đã đưa loại sâm Ngọc Linh "Quốc bảo" sống trên đất Sơn La.

Người dân vui mừng khi có giếng nước sạch từ quỹ từ thiện

LÊ NGUYÊN |

Ngày 20.10, UBND xã Ia Chim, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum cho biết, vừa khởi công khởi công giếng nước sạch và khu vệ sinh tại thôn Plei Lay. Đây là công trình cấp thiết để phục vụ nhu cầu nước sạch cho toàn thể bà con dân tộc Gia Rai đang sinh sống.

Độc đáo lễ hội Cốm mới của người Thái ở Lai Châu

Anh Vũ |

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, hay còn gọi là lễ hội Cốm mới, là một lễ hội đáng chú ý của đồng bào dân tộc Thái trắng ở Lai Châu. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào cuối Thu trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ.