Độc đáo lễ hội Cốm mới của người Thái ở Lai Châu

Anh Vũ |

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, hay còn gọi là lễ hội Cốm mới, là một lễ hội đáng chú ý của đồng bào dân tộc Thái trắng ở Lai Châu. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào cuối Thu trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ.

Dân tộc Thái là một dân tộc có nguồn gốc bản địa, cư trú lâu đời ở khu vực Tây Bắc nói chung và huyện Phong Thổ (Lai Châu) nói riêng. Dân tộc Thái có không ít giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc riêng của núi rừng Tây Bắc, trong đó có lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu - một lễ hội truyền thống lâu đời.

Hàng năm, khi đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc thu hoạch lúa mới, người Thái ở Phong Thổ cũng háo hức tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay Lễ hội cốm mới để cầu mong nhiều điều tốt đẹp, luôn khỏe mạnh, no ấm; mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu phúc lộc cho gia đình và con cháu.

Lễ hội này là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây chính là dịp để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ, giao lưu văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, lễ hội Cốm mới đã không được tổ chức trong một thời gian dài cho đến năm 2007. Năm cuối cùng diễn ra Lễ hội là năm 1946, trải qua 61 năm gián đoạn, từ năm 2007, lễ hội đã được tổ chức, phục dựng lại tại bản Huổi Én, xã Mường So, huyện Phong Thổ.

Từ đó, lễ hội được tổ chức đều đặn vào rằm tháng 9 âm lịch hàng năm, đây chính là thời điểm lúa non thích hợp nhất để chọn về làm cốm. Lúa dùng để làm cốm phải là lúa nếp, cũng có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như: Lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa...

Một ngày trước khi diễn ra buổi lễ một ngày, một bà cụ có kinh nghiệm trong bản về làm cốm sẽ cùng với chủ ruộng và một tốp nữ của bản cùng ra đồng lấy lúa. Khi chọn lúa làm cốm, không nhất thiết phải lấy lúa của một gia đình nào mà được chọn theo yêu cầu của bà cụ.

Khi ra tới đồng, bà cụ tiến lên trước thửa ruộng rồi đọc lời khấn: “Qua quá trình cày cấy, chăm sóc giờ đây lúa ở ruộng đã chín vàng, lúa trên khắp cánh đồng đã chín. Con cháu sẽ tổ chức ăn cốm mới, xin với ông bà thổ địa được lấy lúa về làm cốm”.

Khấn xong, bà sẽ cắt một ít lúa trong ruộng đó làm mẫu rồi hướng dẫn các cô gái cắt đủ số lượng lúa cần lấy. Những cô gái được chọn để cắt lúa phải là những cô gái còn trinh tiết; nếu là những người đã có gia đình thì gia đình thuận hòa yên ấm, con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, chỉ những người đó lấy lúa về làm cốm mới thể hiện được sự trưởng thành, phương trưởng của con cháu, sự nguyên vẹn đối với các thần linh.

Người dân tộc Thái giã lúa trong lễ hội. Ảnh: Anh Vũ
Người dân tộc Thái giã lúa trong lễ hội. Ảnh: Anh Vũ

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu gồm 2 phần. Trong phần lễ diễn ra các nghi thức: Rước hồn lúa; cúng hồn lúa; giã cốm, cầu bình an; cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn.

Sau đó, vào phần hội, đồng bào và du khách cùng tham gia nhiều trò chơi dân gian truyền thống, điệu múa như: kéo co, nhảy sạp, ném còn và múa xòe. Các hoạt động đã gắn kết người dân, du khách đến gần nhau hơn, trân trọng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trong đó, nghi lễ giã cốm, cầu bình an đã thu hút được đông đảo du khách trải nghiệm. Công việc chế biến lúa cốm khá phức tạp. Thóc được nướng trong lửa nhỏ, lật liên tục cho nóng đều đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm.

Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ mất đi độ dẻo. Khi nướng xong thóc thì cho vào cối giã, người giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng để nhịp chày vừa đủ. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của sữa lúa...

Thời gian tới, huyện Phong Thổ tiếp tục quan tâm bảo tồn văn hóa các dân tộc bằng việc duy trì, tổ chức thường niên các lễ hội. Mặt khác, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến khích đồng bào bảo tồn nét văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch trên nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho nhân dân.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Bình Thuận mở rộng sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa

Anh Vũ |

Bình Thuận đang tập trung vào việc phát triển đa dạng sản phẩm du lịch để làm mới ngành du lịch trong Năm Du lịch Quốc gia 2023, với chủ đề "Bình Thuận - Hội Tụ Xanh".

Nỗ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Phú Thọ

Anh Vũ |

Tuy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu.

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.

Bình Thuận mở rộng sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa

Anh Vũ |

Bình Thuận đang tập trung vào việc phát triển đa dạng sản phẩm du lịch để làm mới ngành du lịch trong Năm Du lịch Quốc gia 2023, với chủ đề "Bình Thuận - Hội Tụ Xanh".

Nỗ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Phú Thọ

Anh Vũ |

Tuy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu.

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.