Nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo

PHẠM ĐÔNG |

Chương trình "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo" góp phần nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết gắn bó giữa nhân dân trên địa bàn với cán bộ, chiến sĩ.

Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo ở Hòa Bình

Ngày 24.11, tại Trường THPT Bắc Sơn, Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức chương trình "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo" tại xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Tại đây, báo cáo viên Cảnh sát biển đã thông tin tình hình biển đảo, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, quan điểm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; Luật phòng chống ma túy đến hơn 300 cán bộ, nhân dân trên địa bàn.

Qua đó nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết gắn bó giữa nhân dân trên địa bàn với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Sỹ, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam, Chương trình Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo được Bộ Tham mưu tổ chức với ý nghĩa động viên tinh thần cho đồng bào dân tộc, tôn giáo và các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập.

Đồng thời, thông qua chương trình này tuyên truyền cho đồng bào nắm và hiểu được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biển đảo, từ đó đồng bào nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm công dân của mình trong nghĩa vụ và trách nhiệm trong bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền biển đảo.

Dịp này, Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức trao quà cho các hộ gia đình khó khăn, các cháu học sinh vượt khó vươn lên trong học tập; tặng quà cho các nhà trường và chính quyền địa phương, tổng giá trị quà tặng hơn 300 triệu đồng.

Theo Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn Nguyễn Văn Hưng, là một xã miền núi của Hòa Bình có đa số là đồng bào dân tộc sinh sống, năm 2020 sau khi được sáp nhập Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hùng Sơn được sự quan tâm của các cấp trong tỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hệ thống điện, đường, trường, trạm để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc.

Chương trình dân vận của Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những hoạt động tuyên truyền cho đồng bào về chủ quyền biển đảo, để đồng bào nắm rõ và hiểu về Luật Cảnh sát biển Việt Nam, qua đó nâng cao vai trò nhận thức của đồng bào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua chương trình, lực lượng Cảnh sát biển mong muốn kêu gọi đồng bào các dân tộc, tôn giáo phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Người có uy tín xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi, Hòa Bình) vận động hộ dân hiến đất, mở rộng đường giao thông. Ảnh: Phạm Đông
Người có uy tín xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi, Hòa Bình) vận động hộ dân hiến đất, mở rộng đường giao thông. Ảnh: Phạm Đông

Tạo động lực cho người có uy tín phát huy vai trò

Hiện toàn tỉnh Hòa Bình có 1.276 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, Cao Lan. Trong đó có 290 người có uy tín trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại 10/10 huyện, thành phố thuộc nhiều thành phần khác nhau như: già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, cán bộ hưu trí, bí thư chi bộ, thầy mo, thầy cúng, người sản xuất - kinh doanh giỏi, chức sắc, chức việc tôn giáo...

Đây đều là những người tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ ANTT; có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc, cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc nêu gương được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo…

Để tạo động lực giúp người có uy tín phát huy vai trò của mình, UBND tỉnh Hòa Bình đã dành nhiều nguồn lực để thực hiện chính sách cho người có uy tín.

Trong đó, tỉnh Hòa Bình thường xuyên tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, thăm quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín khi gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.

Tổ chức cho người có uy tín đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố và tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức cho người có uy tín với nguồn kinh phí hơn 270 triệu đồng…

Nhìn nhận về vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Đinh Công Sứ khẳng định, người có uy tín luôn xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người dân, là cầu nối quan trọng của chính quyền địa phương trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, bồi dưỡng tinh thần yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021–2025 được xác định gồm các nội dung như: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội.

Tinh thần yêu nước, niềm tự hào về dân tộc qua những di tích ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Những di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội đã góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Gắn công tác dân vận với các phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau 10 năm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Trung ương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, bồi dưỡng tinh thần yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021–2025 được xác định gồm các nội dung như: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội.

Tinh thần yêu nước, niềm tự hào về dân tộc qua những di tích ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Những di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội đã góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Gắn công tác dân vận với các phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau 10 năm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Trung ương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực.