Tinh thần yêu nước, niềm tự hào về dân tộc qua những di tích ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Những di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội đã góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

“Địa chỉ đỏ” khơi dậy tinh thần yêu nước

Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di tích cách mạng kháng chiến. Trong số đó, có nhiều nơi từng là hầm chỉ huy tác chiến, hầm địa đạo, là nguồn sử liệu có giá trị trực quan sinh động, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, niềm tự hào về dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị các “địa chỉ đỏ” này, không chỉ nhằm thể hiện sự tri ân với thế hệ đi trước, mà còn góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình của Thủ đô nghìn năm tuổi.

Điển hình như ngôi nhà 5D Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) luôn tấp nập người đến tham quan, tìm hiểu lịch sử di tích.

Họ là những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thuộc nhiều cơ quan, đơn vị; học sinh, sinh viên tại nhiều trường đại học, trung học tới đây với mong muốn thấy được những bài học lịch sử quý giá, cảm nhận rõ hơn những cống hiến, hy sinh to lớn của lớp người đi trước cho độc lập, tự do của dân tộc.

Nằm cách ngôi nhà 5D Hàm Long không xa là ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm), nơi ghi dấu thời gian hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - đồng chí Trần Phú, cùng sự ra đời của bản Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí biên soạn.

Những năm qua, “địa chỉ đỏ” này được các cấp chính quyền và cơ quan văn hóa Hà Nội bảo tồn, gìn giữ, trở thành điểm đến tham quan, nghiên cứu, nơi tổ chức các hoạt động truyền thống, như: lễ báo công, lễ kết nạp đoàn, đội... của nhiều trường học, đoàn thể trên địa bàn Thủ đô.

Theo Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn, trưng bày giới thiệu 70 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, tranh vẽ, theo các nội dung từ quê hương, gia đình, thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm.

“Thông qua hoạt động trưng bày, cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Tổng Bí thư Trần Phú, gắn với những diễn biến quan trọng của giai đoạn cách mạng đầy khó khăn, hiện lên chân thực, gần gũi, đi vào lòng người, khiến nhân dân càng thêm thấm thía, tự hào với truyền thống lịch sử của đất nước” - ông Nguyễn Doãn Văn bày tỏ.

Không chỉ tại ngôi nhà 5D Hàm Long, ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cách mạng đã được thực hiện thông qua nhiều hoạt động giáo dục truyền thống hấp dẫn, sinh động, như: Triển lãm, trưng bày chuyên đề, tổ chức nói chuyện chuyên đề, giao lưu với nhân chứng lịch sử...

Có thể kể đến nhà số 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; di tích Nhà tù Hỏa Lò; Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc (Hà Đông); hầm 59 và 66 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, nơi Bộ Chính trị đề ra các chủ trương, quyết sách quan trọng, đập tan âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1973…

Tại các điểm này, ngoài việc trực tiếp nghe thuyết minh hướng dẫn, khách tham quan có thể tìm hiểu sâu hơn về nội dung, ý nghĩa của di tích thông qua một số ấn phẩm được xuất bản như sách, tờ rơi, đĩa CD… Ngoài ra, rất nhiều di tích đã thúc đẩy việc tôn vinh, quảng bá giá trị bằng việc tích cực kết nối với các địa chỉ lịch sử, tạo thành tuyến tham quan hấp dẫn, chất lượng.

 Du khách tham quan di tích cách mạng Nhà và hầm D67 ở Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Phạm Đông
Du khách tham quan di tích cách mạng Nhà và hầm D67 ở Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Phạm Đông

Bảo tồn phát huy giá trị

Tại Hà Nội, những căn hầm bí mật không chỉ nằm tại trung tâm thành phố hay các cơ sở quân sự mà còn ngay trong lòng khu dân cư.

Trong đó, có thể kể đến như địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là một hệ thống công sự chiến đấu hết sức lợi hại. Hầm địa đạo đã trở thành căn cứ địa cách mạng hữu ích che chở, bảo vệ các đồng chí đảng viên trước sự lùng sục, truy bắt gắt gao của quân Pháp.

Hầm nằm sâu dưới mặt đất hơn 1m, bom nổ bên trên cũng không sập được; chiều cao hầm từ 60 - 80cm, rộng khoảng 50cm.

Theo các chuyên gia, để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn Hà Nội, ngành Văn hóa cần phối hợp với các địa phương tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương.

Đồng thời, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích cách mạng kháng chiến để phục vụ khách tham quan; có cơ chế hỗ trợ đối với cán bộ, người tham gia công tác quản lý, giữ gìn các di tích.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai sâu rộng, sáng tạo, góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Gắn công tác dân vận với các phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau 10 năm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Trung ương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước.

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai sâu rộng, sáng tạo, góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Gắn công tác dân vận với các phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau 10 năm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Trung ương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước.