Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

PHƯƠNG ANH |

Tại Sóc Trăng, ngày 8.11, Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023 và phát động thi đua năm 2024 cụm thi đua các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ. Đến dự có Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh - Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Về phía tỉnh Sóc Trăng, dự hội nghị có các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Với chủ đề “Hiệp thông, Chia sẻ và Phục vụ”, trong năm 2023, Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố đã khơi dậy được lòng yêu nước trong giáo dân, tinh thần đoàn kết trong đồng bào Công giáo và phát huy tinh thần “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” trong các phong trào thi đua yêu nước.

Nổi bật thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, như Câu lạc bộ “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu” (tỉnh Kiên Giang), chương trình “Ngày Chúa nhật xanh, Ngày Chúa nhật nông thôn mới” (tỉnh Bến Tre), hiến 15.000m2 đất để mở đường, lót đan, thắp sáng đèn hơn 1,6 tỷ đồng (tỉnh Tiền Giang)...

Ngoài ra, năm 2023, đồng bào Công giáo các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ đã đóng góp bằng tiền, hiện vật hơn 11.000 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện xã hội, chung tay chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, chăm lo cho trẻ em của từng địa phương gần 15 tỷ đồng.

Phát biểu tại hội nghị, bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Sóc Trăng - cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phối hợp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào tôn giáo sinh sống nói riêng.

Tỉnh cũng thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách dân tộc, tôn giáo với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chính sách bảo đảm an sinh xã hội... Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo ngày càng được cải thiện, bản sắc văn hóa các dân tộc, tôn giáo được duy trì và phát huy.

Theo bà Hồ Thị Cẩm Đào, sự đồng hành, chia sẻ và góp sức quý báu của các vị linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo trong tỉnh đã góp phần tích cực cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Các đơn vị ký giao ước thi đua. Ảnh: P.A
Các đơn vị ký giao ước thi đua. Ảnh: P.A

Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Sóc Trăng mong muốn, Ủy ban đoàn kết Công giáo các tỉnh, thành phố trong cụm thi đua ngày càng gắn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình mới. Đồng thời phát huy vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân với các chức sắc, chức việc và đồng bào Công giáo vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Dịp này, các đơn vị trong cụm thi đua các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ đã ký giao ước thi đua. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang được bầu làm cụm trưởng cụm thi đua năm 2024.

Ngoài ra, các cá nhân có nhiều cống hiến đã được trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kỷ niệm chương Đồng hành cùng dân tộc của Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sóc Trăng trao nhà cho người nghèo khu vực biên giới biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo khu vực biên giới biển.

Bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Thanh Hà |

Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào, theo TTXVN.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sóc Trăng trao nhà cho người nghèo khu vực biên giới biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo khu vực biên giới biển.

Bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Thanh Hà |

Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào, theo TTXVN.