Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số thi đại học

Theo TTXVN |

Nhiều trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác của tỉnh Gia Lai đã và đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sĩ tử bước vào kì thi đại học.

Đến thời điểm này, tỉnh Gia Lai đã và đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhất để kì “vượt vũ môn” của các sĩ tử, đặc biệt là các em học sinh vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có được điều kiện tốt nhất, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, tại Gia Lai sẽ có 14.861 thí sinh đăng kí dự thi, trong đó có 3.183 thí sinh dân tộc thiểu số. Để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho các em học sinh yên tâm thực hiện các bài thi, căn cứ vào Quy chế thi, số lượng thí sinh đăng kí dự thi, Sở Giáo dục và Đào tạo tình Gia Lai đã đặt 41 điểm thi ở 17 huyện, thị xã, thành phố với 656 phòng thi.

Tại mỗi điểm thi chính thức, Sở đã bố trí một phòng thi dự phòng theo quy định; mỗi huyện, thị xã, thành phố có một điểm thi dự phòng. Ngành dự kiến điều động 2.374 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ trong các ban của hội đồng thi.

Những ngày này, tại điểm thi của trường trung học phổ thông A Sanh (huyện biên giới Ia Grai), các thầy, cô giáo đang nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.

Năm nay, tại điểm thi này có 310 thí sinh dự thi, tuy nhiên, trường chỉ có 12 phòng học nên đã phải trưng dụng 2 phòng học thí nghiệm của trường để làm phòng thi; sắp xếp lại nhà đa năng làm phòng chờ cho thí sinh.

Phòng làm việc của phó hiệu trưởng được trưng dụng để sử dụng làm phòng bảo quản đề thi, đã bố trí tủ đựng đề, tủ đựng bài thi có khóa, camera và trang bị đồ dùng cá nhân cho lực lượng bảo vệ đề, bài thi. Các trang thiết bị khác phục vụ kì thi cơ bản đảm bảo.

Ông Nguyễn Thành Danh, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông A Sanh cho biết, nhà trường đã phân công 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi. Trường có 12 học sinh ở các xã Ia O, Ia Khai, Ia Chía cách xa điểm thi.

Sau khi trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, phụ huynh và học sinh có nguyện vọng tự chủ động đi lại, nhà trường không bố trí chỗ ăn, ở như mọi năm. Thay vào đó, nhà trường sẽ phối hợp với Đoàn xã Ia Krai và lực lượng công an địa phương để hỗ trợ các em khi cần trong suốt quá trình thi.

Nhiều trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác của tỉnh Gia Lai đã và đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sĩ tử bước vào kì “vượt vũ môn”.

Tại huyện vùng sâu Kbang, các công tác chuẩn bị cho kì thi đã cơ bản đáp ứng, sẵn sàng phục vụ với điều kiện tốt nhất cho thí sinh. Điểm thi Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (huyện Kbang) có 367 thí sinh đăng kí dự thi và 19 thí sinh tự do.

Các thí sinh của Trường trung học phổ thông Anh hùng Núp, Trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông Kon Hà Nừng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kbang được chuyển về điểm thi Trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị trấn Kbang. Việc bố trí điểm thi phù hợp với khoảng cách của các thí sinh trong huyện đã giảm bớt áp lực cho ngành giáo dục và các thí sinh dự thi.

Tại khu vực thuận lợi như thành phố Pleiku, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng công tác chuẩn bị cho kì thi. Các trường học được chọn làm điểm thi đang gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị và bố trí cơ sở vật chất, trang - thiết bị kĩ thuật đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tại kì thi. 

Thầy Cao Xuân Hà, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Phan Bội Châu, thành phố Pleiku cho biết: Năm nay, điểm thi có 539 thí sinh đăng kí dự thi, gồm 513 học sinh lớp 12 của trường và 26 thí sinh tự do. Căn cứ số lượng thí sinh, nhà trường đã bố trí 23 phòng thi chính thức, hai phòng thi dự phòng và hai phòng chờ.

Các phòng chức năng khác và thiết bị phục vụ cho kì thi như máy in, máy photocopy, điện thoại bàn, mạng Internet, điện, quạt, dụng cụ y tế, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, camera giám sát… đã được trang bị đầy đủ.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất con của người lao động làm việc ở các cụm công nghiệp có trợ cấp

HƯNG THƠ |

Trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại các cụm công nghiệp học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập, tư thục ở tỉnh Quảng Trị hiện không được hưởng trợ cấp.

Lai Châu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có 20 dân tộc sinh sống với gần 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Khánh Minh |

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Campuchia - đăng bài viết “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer”.

Đề xuất con của người lao động làm việc ở các cụm công nghiệp có trợ cấp

HƯNG THƠ |

Trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại các cụm công nghiệp học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập, tư thục ở tỉnh Quảng Trị hiện không được hưởng trợ cấp.

Lai Châu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có 20 dân tộc sinh sống với gần 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Khánh Minh |

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Campuchia - đăng bài viết “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer”.