Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Khánh Minh |

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Campuchia - đăng bài viết “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer”.

Theo TTXVN, bài viết thông tin về chính sách ưu tiên đầu tư phát triển của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có bà con dân tộc Khmer - một trong số 53 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Bài viết dẫn nội dung thảo luận và các tham luận tại hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại Thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 5.2023, cho biết khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 40.816,4 km2 với bờ biển dài 750 km và đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài 330 km, dân số 17,3 triệu người với 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống.

Theo kết quả điều tra thống kê 53 dân tộc thiểu số năm 2019, khu vực này có 43 dân tộc thiểu số sinh sống với hơn 1,3 triệu người, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng.

Trong số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực, người Khmer có số lượng đông nhất với trên 1,1 triệu người.

Theo bài viết, cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số khác cộng cư lâu đời trên vùng đất này, người Khmer sinh sống đan xen với dân tộc Kinh ở 9 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phần lớn gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tác giả bài viết cho rằng, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Khmer nói riêng có bản sắc văn hóa, tôn giáo truyền thống, phong tục tập quán và tiếng nói, chữ viết riêng, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, như chia sẻ của Thượng tọa Lý Hùng tại hội thảo “Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, nền văn hóa sông nước vùng Tây Nam Bộ nói riêng”.

Bài viết nhận định song song với việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thông qua nhiều chương trình, dự án ưu tiên trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho người Khmer duy trì tổ chức các sinh hoạt tôn giáo và hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc.

Toàn vùng có 446 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer với trên 8.000 nhà sư đang tu học, được xem là trái tim của phum sóc Khmer, nơi thường xuyên diễn ra các nghi thức tôn giáo, lễ hội truyền thống như Vào Năm mới, Phật đản, Cúng Ông bà, Ook-om-boc... rộn ràng phum sóc.

Đường về các phum sóc Khmer Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN
Đường về các phum sóc Khmer Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN

Theo tác giả bài viết, bên cạnh việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào, các chính sách về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong cộng đồng dân tộc Khmer cũng được quan tâm chú trọng và từng bước phát huy hiệu quả.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 34 trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô hơn 11.600 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào Khmer. Ngoài ra, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn có trường Đại học Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn thuộc Đại học Trà Vinh, được xem là vườn ươm nguồn nhân lực, nơi đào tạo đội ngũ trí thức kế thừa, tiếp bước thế hệ đi trước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer ở Việt Nam.

Dẫn lời giới nghiên cứu và các nhà quản lý tại hội thảo nêu trên, bài viết trên báo Tia sáng Campuchia nhận định: Vấn đề tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cộng đồng người Khmer ở Việt Nam nói riêng được tạo dựng chính từ nền tảng của việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nhấn mạnh việc tạo sinh kế bền vững trên cơ sở bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đóng góp thiết thực vào bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới

Khánh Minh |

Ngày 25.5, tại trụ sở Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn, đã chủ trì lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập vỏ ốc khổng lồ khắc tượng Phật kỉ lục Việt Nam

Phương Linh |

Bộ sưu tập 70 vỏ ốc Tai tượng khổng lồ được khắc họa thành những bức tượng Phật và bộ Kinh Bổn Môn Pháp Hoa.

Gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở Nam Phi với quê hương đất nước

Song Minh (Theo TTXVN) |

Ban liên lạc cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi (lâm thời) đã chính thức ra mắt, trở thành nhóm chính thống làm cầu nối giữa những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên mọi miền của đất nước Cầu vồng.

Việt Nam đóng góp thiết thực vào bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới

Khánh Minh |

Ngày 25.5, tại trụ sở Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn, đã chủ trì lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập vỏ ốc khổng lồ khắc tượng Phật kỉ lục Việt Nam

Phương Linh |

Bộ sưu tập 70 vỏ ốc Tai tượng khổng lồ được khắc họa thành những bức tượng Phật và bộ Kinh Bổn Môn Pháp Hoa.

Gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở Nam Phi với quê hương đất nước

Song Minh (Theo TTXVN) |

Ban liên lạc cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi (lâm thời) đã chính thức ra mắt, trở thành nhóm chính thống làm cầu nối giữa những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên mọi miền của đất nước Cầu vồng.