Chú trọng chăm lo đội ngũ giáo viên ở vùng khó khăn

Phi Long |

QUẢNG BÌNH - Ngày 28.8, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn năm học 2022-2023.

Trong năm học qua, Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, nhà giáo, người lao động; công tác từ thiện, nhân đạo được các công đoàn cơ sở hư­ởng ứng tích cực. 

Đặc biệt, các hoạt động chăm lo đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được đẩy mạnh.

Năm học 2021-2022, Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã kêu gọi hỗ trợ xây dựng 2 nhà công vụ, với 9 phòng học trị giá 1,7 tỉ đồng.

Ông Phạm Tiến Nam - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà Công đoàn đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã đạt được trong thời gian qua.

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong ngành tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực tham gia đổi mới giáo dục, đặc biệt là tăng cường năng lực nhà giáo đáp ứng yêu cầu tiếp cận đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông; tham gia có hiệu quả phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”… Qua phong trao thi đua và các cuộc vận động, xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu, được vinh danh.

Nhân dịp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tặng cờ thi đua xuất sắc cho Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình; tặng 1 bằng khen cho cá nhân xuất sắc; tặng 1 bằng khen chuyên đề cho Trường THPT Dân tộc Nội trú Quảng Bình; UBND tỉnh Quảng Bình tặng Bằng khen cho 2 cá nhân; Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ thi đua cho 1 tập thể về thành tích “Dạy tốt’ Học tốt”, tặng bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân; LĐLĐ tỉnh tặng tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 13 cá nhân thuộc Công đoàn ngành giáo dục tỉnh.

Phi Long
TIN LIÊN QUAN

Những cây "đại thụ" ở bản làng vùng cao: Chỗ dựa tinh thần cho bà con

KHÁNH LINH  |

Hòa Bình - Nhiều năm nay, những già làng, trưởng bản, người có uy tín tại những bản làng vùng cao của tỉnh Hòa Bình đã trở thành những cây "đại thụ", là chỗ dựa tinh thần cho bà con nơi đây.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Vương Trần - Kim Anh |

“Tôi dạy các em về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, về dân ca âm nhạc, những điệu hát giao duyên để các em có thể phần nào hiểu hơn về những giá trị truyền thống của cha ông để lại” - Nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi mở đầu câu chuyện khi nói về việc lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn.

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ở vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hàng chục nghìn lao động nông thôn ở vùng cao đã tìm được việc làm, phù hợp với trình độ, có thu nhập ổn định. 

Những cây "đại thụ" ở bản làng vùng cao: Chỗ dựa tinh thần cho bà con

KHÁNH LINH  |

Hòa Bình - Nhiều năm nay, những già làng, trưởng bản, người có uy tín tại những bản làng vùng cao của tỉnh Hòa Bình đã trở thành những cây "đại thụ", là chỗ dựa tinh thần cho bà con nơi đây.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Vương Trần - Kim Anh |

“Tôi dạy các em về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, về dân ca âm nhạc, những điệu hát giao duyên để các em có thể phần nào hiểu hơn về những giá trị truyền thống của cha ông để lại” - Nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi mở đầu câu chuyện khi nói về việc lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn.

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ở vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hàng chục nghìn lao động nông thôn ở vùng cao đã tìm được việc làm, phù hợp với trình độ, có thu nhập ổn định.