Những cây "đại thụ" ở bản làng vùng cao: Chỗ dựa tinh thần cho bà con

KHÁNH LINH  |

Hòa Bình - Nhiều năm nay, những già làng, trưởng bản, người có uy tín tại những bản làng vùng cao của tỉnh Hòa Bình đã trở thành những cây "đại thụ", là chỗ dựa tinh thần cho bà con nơi đây.

“Cuốn từ điển sống” của ngôi làng dưới chân núi Biều 

Một ngày cuối tháng 5.2022, có mặt tại huyện miền núi Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, theo lời giới thiệu của người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn, PV đã có dịp gặp gỡ ông Lý Hồng Minh - người được bà con coi như quyển từ điển sống của bản Dao nơi đây.

Mặc dù đã ở tuổi xế chiều, nhưng sự minh mẫn, nét nhiệt huyết vẫn hiện rõ trong ánh mắt của người già làng đã dành cả cuộc đời cho việc chung của ngôi làng dưới chân núi Biều hùng vĩ.

Rót chén nước chè tuyết cổ thụ - một sản vật đặc trưng của người Dao ở Sưng, ông Minh chậm rãi kể: “Xóm Sưng có hơn 70 hộ Dao Tiền sinh sống, nằm yên bình trên núi Biều với những nếp nhà cổ. Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, trồng nương rẫy và lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang”.

Theo ông Minh, mặc dù cuộc sống yên bình nhưng sâu thẳm bên trong vẫn là sự khó khăn, đói khổ của bà con do xóm Sưng nằm cheo leo giữa núi, đường xá đi lại khó khăn, điện và sóng điện thoại chưa được phủ đến.

Trên cương vị là người có uy tín trong cộng đồng, già làng Lý Hồng Minh luôn trăn trở phải có giải pháp để giúp người dân thoát cảnh đói nghèo, ổn định cuộc sống. Từ suy nghĩ đến hành động, già cùng với chi bộ, ban công tác mặt trận xóm và một số già làng họp bàn, cùng tìm giải pháp.

Trước mắt, già làng tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong lao động, sản xuất, cưới hỏi, ma chay, lễ hội. Những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao như tiếng nói, chữ viết, một số lễ hội truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Theo tìm hiểu được biết, là bản nằm cheo leo trên lưng núi, với lợi thế khí hậu quanh năm mát mẻ cùng kho tàng văn hóa dân tộc Dao phong phú, điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng thu hút khách du lịch trong nước, nước ngoài.

Ông Lý Văn Hềnh - người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn - cho biết: “Hiểu được thế mạnh của địa phương, ông Minh đã tuyên truyền, vận động bà con chung tay giữ sạch đường làng, ngõ xóm”.

Cho đến nay, xóm Sưng là xóm người Dao đầu tiên của Hoà Bình chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp thuần tuý sang làm du lịch. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xóm được nâng lên, hiện đạt khoảng 20 - 22 triệu đồng/người/năm. 

Trao sức sống nơi nóc nhà Mường Vang

Trở lại xóm Thung, xã Quý Hoà, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, nơi từng được coi là chốn “rừng thiêng, nước độc” của tỉnh Hoà Bình, vượt hết dốc Gió, bức tranh phong cảnh hữu tình của Đồi Thung dần hiện ra trước mắt.

Tiếp chúng tôi tại nhà văn hoá xóm Thung 1, ông Bạch Công Ngưu, người có uy tín tại xóm Thung 1 cho biết: “Khoảng 5 - 6 năm về trước, khi chưa có điện, chưa làm đường, cuộc sống bà con ở đây chủ yếu tự cung tự cấp. Nhà nào nuôi được con gì, trồng cây gì chủ yếu phục vụ trong gia đình, thỉnh thoảng bà con trong xóm trao đổi với nhau để cải thiện bữa ăn”.

Theo ông Ngưu, đến Tết hay vào vụ mùa, khi cần dầu thắp, gạo, muối hoặc những vật dụng thiết yếu, bà con đi men theo đường mòn xuống núi để ra chợ Bo, huyện Kim Bôi mua sắm vì so với đi chợ Xào, xã Tuân Đạo trong huyện, chợ Bo dễ đi và gần hơn nhiều.

Khi đó, số học sinh học hết lớp 9, lên THPT của cả vùng Thung chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cũng bởi đường khó đi, nên thứ mà vùng Thung dồi dào nhất là các loại măng rừng nhưng giá cả thất thường, thường xuyên bị tư thương ép giá, tỉ lệ hộ nghèo 5 năm về trước tại đây lên đến 50%.

Bước chân của ông Ngưu và những người đảng viên, trưởng thôn đã in dấu khắp một vùng Đồi Thung, đi đến gần 200 hộ dân tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động bà con đưa con em đi học, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. 

Nhờ những nỗ lực bền bỉ của người đứng đầu cấp uỷ cùng những cán bộ, đảng viên, người uy tín trong làng bản, giờ đây, Đồi Thung như được khoác lên một tấm áo mới, nỗi nhọc nhằn dường như vơi bớt, thay vào đó là niềm vui, sự phấn khởi hiện rõ trên gương mặt của người dân nơi đây. Bà con tin và nghe theo chính sách, pháp luật của nhà nước, yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống.

KHÁNH LINH 
TIN LIÊN QUAN

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ở vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hàng chục nghìn lao động nông thôn ở vùng cao đã tìm được việc làm, phù hợp với trình độ, có thu nhập ổn định. 

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Ngọc Vân |

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 3.8.

Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu mong rằng, các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình.

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ở vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hàng chục nghìn lao động nông thôn ở vùng cao đã tìm được việc làm, phù hợp với trình độ, có thu nhập ổn định. 

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Ngọc Vân |

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 3.8.

Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu mong rằng, các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình.