Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ở vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Hàng chục nghìn lao động nông thôn ở vùng cao đã tìm được việc làm, phù hợp với trình độ, có thu nhập ổn định. 

Tỉnh Sơn La có đa số lao động là người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn vùng cao, vùng sâu. Vì vậy, việc tập trung đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, coi đó là động lực xóa nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.

7 năm trước, thông qua các chương trình kết nối việc làm và giới thiệu của người quen, anh Hà Văn Ngọc (SN1983, trú tại bản Trùng, xã Mường Bang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) vào làm tại Công ty TNHH Paru tại TP.Hà Nội. Đến nay, với mức lương ổn định 7-8 triệu đồng/tháng, ăn ở, sinh hoạt tại công ty, sau khi trừ các loại chi phí, anh còn gửi về nhà được 4 triệu đồng mỗi tháng. 

Anh Ngọc cho biết: "Đi làm xa có hơi vất vả, nhưng thu nhập ổn định, có tiền gửi về nhà trang trải việc học của các con, phụng dưỡng bố mẹ già, tốt hơn nhiều với việc ở quê không có việc làm và thu nhập lại bấp bênh". 

Được biết, nhờ nguồn tiền anh gửi về đều đặn hàng tháng cộng thêm số bò có sẵn của gia đình, hiện gia đình anh Ngọc đã phát triển đàn bò lên đến 10 con, cuộc sống cũng nhờ đó mà dần được cải thiện. 

Ông Phùng Văn Thưởng - Chủ tịch UBND xã Mường Bang - cho biết: "Hiện xã có khoảng 2.800 lao động, trong đó trên 700 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam hoặc các tỉnh phía Nam".

Theo ông Thưởng, nguồn tiền mà lao động đi làm xa gửi về cho người thân đã đóng góp đáng kể cho việc nâng cao thu nhập bình quân chung của địa phương. Nhờ đó, nhiều gia đình có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. 

Theo tìm hiểu được biết, hiện huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La có trên 58.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó, 4.857 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, để người lao động tìm được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ. 

Trao đổi với PV, ông Đào Văn Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - cho biết: "Hàng năm, huyện chú trọng tập trung đào tạo, định hướng nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Đồng thời, có chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động vào dạy nghề và bố trí việc làm cho người lao động". 

Theo ông Nguyên, thông qua các chương trình phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và hàng chục nghìn lao động đã được kết nối với các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn, như: Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam; Công ty TNHH Công nghiệp BROTHER Việt Nam; Công ty Sam Sung khu công nghiệp Bắc Ninh; Công ty may Tinh Lợi; Công ty Cổ phần CSS Gia Huy...

Thông tin từ UBND huyện Phù Yên cho biết, từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.259 người, trong đó 529 lao động được đào tạo tại huyện và 730 người đào tạo nghề tại các doanh nghiệp ngoài huyện, ngoài tỉnh.

Hiện, toàn huyện có 23.718 lao động đi làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó, 3.326 người làm việc tại Công ty TNHH May Phù Yên, Xí nghiệp Giày Ngọc Hà Phù Yên, Công ty CP Thành An Sơn La - Nhà máy gạch Tuynel Phù Yên; 20.392 người đi làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Qua khảo sát, phần lớn số lao động đi làm việc ở các tỉnh có mức thu nhập ổn định từ 5-8 triệu đồng/người/tháng.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Chế độ cử tuyển thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Kiên Giang

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, công tác đào tạo theo chế độ cử tuyển trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng, chất lượng đồng bào tộc thiểu số vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh ngày càng tăng. Đồng bào tham gia tổ chức, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Triển khai hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số

Song Minh |

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được triển khai hiệu quả, như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần “bàn tay” của nhà nước

Vương Trần |

“Vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi” - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định điều này khi nêu ý kiến về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Chế độ cử tuyển thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Kiên Giang

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, công tác đào tạo theo chế độ cử tuyển trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng, chất lượng đồng bào tộc thiểu số vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh ngày càng tăng. Đồng bào tham gia tổ chức, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Triển khai hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số

Song Minh |

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được triển khai hiệu quả, như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần “bàn tay” của nhà nước

Vương Trần |

“Vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi” - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định điều này khi nêu ý kiến về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.