Đánh thức khát vọng làm giàu: Đưa thổ cẩm Chiềng Châu ra "biển lớn"

Vương Trần - Kim Anh |

Thành lập gần 10 năm nay, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) của bà Vì Thị Oanh đã trở thành bệ đỡ giúp nhiều bà con, chị em phụ nữ trong xã thoát nghèo bền vững.

Gìn giữ nghề dệt truyền thống

Nằm trên diện tích đất rộng hơn 300 m2 tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, HTX Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu hiện nay là nơi làm việc chính của hơn 20 chị em phụ nữ trong xã. Bước vào bên trong xưởng may, chúng tôi bắt gặp hình ảnh hình ảnh bà Vì Thị Oanh - Phó Giám đốc HTX đang tỉ mẩn hướng dẫn, chỉ bảo cho nhân viên những công đoạn cuối cùng để làm ra chiếc túi xách bằng thổ cẩm.

Vừa hướng dẫn nhân viên, bà Oanh vừa kể, để có được xưởng may, dệt và thu hút chị em phụ nữ đến làm việc là quá trình rất dài. Trước đây, chị em trong xã hầu như bỏ nghề dệt đến làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, hoặc đi làm ăn xa, bởi thu nhập từ nghề không bảo đảm. Những chị em vẫn duy trì nghề dệt gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, đổi mới kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

“Tiếc nuối khi thấy nghề truyền thống của dân tộc Thái từ thời ông bà truyền lại ngày càng mai một, với quyết tâm khôi phục, phát triển nghề truyền thống và từ sự động viên, ủng hộ của chính quyền huyện, xã, tôi đã kêu gọi thành viên cùng tham gia đóng góp, huy động nguồn lực thành lập HTX. Năm 2013, HTX được thành lập với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng”, bà Oanh chia sẻ.

 
Các hoạt động quảng báo sản phẩm thổ cẩm Chiềng Châu. Ảnh: Trần Vương 

Ban đầu, các sản phẩm của HTX được làm thủ công hoàn toàn, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Tuy nhiên, để bắt nhịp nhu cầu thị trường, HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà trưng bày và trang bị hàng chục máy khâu chạy bằng điện, máy vắt sổ cũng như các khung dệt nhằm hỗ trợ sản xuất. Hiện nay, HTX có 14 máy may, hơn 40 khung dệt với 21 nhân công làm việc chính tại xưởng và 100 nhân công làm việc bán thời gian. Thu nhập trung bình của chị em dao động từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.

“Trong quá trình làm, tôi phải hướng dẫn chị em các công đoạn về may. Làm gì cũng phải động viên chị em phải không ngừng nỗ lực cố gắng thì mới có thể thấy được thành công trong tương lai”, bà Oanh nói. 

Đến nay, sau hơn 9 năm thành lập, HTX dần có hướng đi ổn định và định hướng lâu dài. Thị trường chủ yếu của HTX là làm theo đơn đặt hàng của các đơn vị ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và khách quốc tế. Hiện nay, một số công ty tại Pháp đặt hàng HTX thường xuyên. Với vẻ đẹp tự nhiên, những năm gần đây, Chiềng Châu đã thu hút khách du lịch đến tham quan. Đó là lực đẩy giúp HTX mở rộng đầu ra tại chỗ.

Mở ra hướng đi mới

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm như vải thổ cẩm, chăn, màn, khăn, gối, quần áo… hiện nay, HTX không ngừng cải tiến, cho ra các sản phẩm phù hợp với xu thế hội nhập và thị hiếu khách hàng như túi xách, giày dép, thú nhồi bông.

Vừa qua, Phó Giám đốc Vì Thị Oanh cũng đã đưa linh vật sao la trở thành mặt hàng quà tặng thú nhồi bông phục vụ SEA Games 31. Đây là một hướng đi mới giúp quảng bá thổ cẩm dân tộc ra thị trường thế giới.

“Để phù hợp với xu thế thị trường hiện nay, tôi đã tìm hiểu, mày mò cách làm linh vật sao la. Thời gian làm sản phẩm tương đối lâu, trung bình 1 nhân công/ngày sẽ sản xuất được khoảng 2 - 3 sản phẩm. Các sản phẩm được bán theo đơn đặt hàng và đưa ra Hội chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình”, bà Oanh nói.

Bà Vì Thị Oanh - Phó Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu
Bà Vì Thị Oanh - Phó Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu. Ảnh: Trần Vương

Với những nỗ lực, cố gắng và không ngừng đổi mới, những năm gần đây, doanh thu của HTX không ngừng tăng, từ 500 triệu đồng lên 2 tỉ đồng và hiện nay là 3 tỉ đồng. “Nguồn nhân lực có, nhưng diện tích đất mở xưởng lại bị hạn chế, không có đất để thuê. Khó khăn nhất hiện nay là làm sao có thêm nhiều xưởng may, dệt để có thể tạo được nhiều việc làm cho chị em trong xã”, bà Oanh trăn trở.

HTX dệt thổ cẩm không chỉ là nơi tạo việc làm cho chị em phụ nữ, đây còn là địa điểm tham quan cho các em học sinh trong huyện và một số tỉnh. Thông qua những chuyến tham quan trải nghiệm, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm hơn về nghề truyền thống, biết về thổ cẩm dân tộc và lưu giữ để không bị mai một.

Nói về dự định trong thời gian tới, bà Oanh chia sẻ, định hướng phát triển của HTX là gắn với phát triển du lịch địa phương, kết hợp mô hình homestay gắn với với trải nghiệm thực tế. Từ đó, khách du lịch đến tham quan nhiều hơn, những tấm vải thổ cẩm có thể quảng bá ra thị trường nước ngoài.

Ông Hà Văn Tiệp - Chủ tịch xã Chiềng Châu cho biết, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào Thái, HTX của bà Vì Thị Oanh đã tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương, mang lại diện mạo mới cho xã Chiềng Châu. Bà là tấm gương tiêu biểu điển hình cho chị em phụ nữ trong xã trong phát triển kinh tế - xã hội và giúp người dân có cuộc sống ngày càng ấm no.

"HTX của bà Vì Thị Oanh đã tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương, mang lại diện mạo mới cho xã Chiềng Châu. Bà là tấm gương tiêu biểu điển hình cho chị em phụ nữ trong xã trong phát triển kinh tế - xã hội và giúp người dân có cuộc sống ngày càng ấm no" - ông Hà Văn Tiệp - Chủ tịch xã Chiềng Châu cho biết.

Vương Trần - Kim Anh
TIN LIÊN QUAN

Đánh thức khát vọng làm giàu: Người phụ nữ Thái làm thay đổi bản nghèo

Vương Trần - Kim Anh |

Bản Bướt (xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) - nơi từng được coi là xứ "nghèo bền vững" nay đã "thay da, đổi thịt". Những ngôi nhà sáng điện, trẻ em được đến trường, người dân có cái ăn, cái mặc đầy đủ... vươn lên thoát nghèo nhờ những cách làm mới.

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Vương Trần |

Với chủ đề “Hành trình thanh niên đến với đồng bào dân tộc thiểu số”, Hành trình được triển khai từ ngày 25.6 đến 2.9.2022 và được triển khai trên cả nước, tập trung tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các địa bàn trọng tâm theo Kế hoạch Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2022.

Nghệ nhân ưu tú Là Sè Páo: Miệt mài, giữ lửa âm nhạc dân tộc Lô Lô

Vương Trần |

Được mệnh danh là “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Lô Lô, ông Là Sè Páo (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vẫn ngày đêm miệt mài tìm cách bảo tồn và truyền dạy văn hóa âm nhạc cho thế hệ trẻ.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Người phụ nữ Thái làm thay đổi bản nghèo

Vương Trần - Kim Anh |

Bản Bướt (xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) - nơi từng được coi là xứ "nghèo bền vững" nay đã "thay da, đổi thịt". Những ngôi nhà sáng điện, trẻ em được đến trường, người dân có cái ăn, cái mặc đầy đủ... vươn lên thoát nghèo nhờ những cách làm mới.

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Vương Trần |

Với chủ đề “Hành trình thanh niên đến với đồng bào dân tộc thiểu số”, Hành trình được triển khai từ ngày 25.6 đến 2.9.2022 và được triển khai trên cả nước, tập trung tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các địa bàn trọng tâm theo Kế hoạch Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2022.

Nghệ nhân ưu tú Là Sè Páo: Miệt mài, giữ lửa âm nhạc dân tộc Lô Lô

Vương Trần |

Được mệnh danh là “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Lô Lô, ông Là Sè Páo (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vẫn ngày đêm miệt mài tìm cách bảo tồn và truyền dạy văn hóa âm nhạc cho thế hệ trẻ.