Hỗ trợ người Việt ở Ukraina: Đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản

Ngọc Vân |

Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan, cũng như các cơ quan đại diện đã và đang tập trung triển khai một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ, bảo hộ công dân Việt Nam ở Ukraina với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của bà con.

Chuyến bay thứ hai đưa người Việt từ Ukraina về nước

Đúng 1h55 sáng 9.3, máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways cất cánh từ sân bay Nội Bài, bay thẳng sang Warsaw (Ba Lan) và hạ cánh lúc 9 giờ ngày 9.3 (giờ địa phương) để đón gần 300 công dân Việt Nam tại Ukraina về nước.

Sau khi đến Ba Lan, máy bay dừng tại sân bay Warsaw trong khoảng 3 tiếng để đón công dân, cũng như kiểm tra kỹ thuật và tiếp nhiên liệu trước khi thực hiện chuyến bay QH9066 đưa công dân Việt Nam tại Ukraina về nước. Theo kế hoạch, máy bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài vào rạng sáng hôm nay (10.3) theo giờ địa phương.

Bamboo Airways tiến hành phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe hành khách trên chuyến bay như chuẩn bị khẩu trang và tuyên truyền hành khách nghiêm túc thực hiện 5K.

Trước đó, lãnh đạo Bamboo Airways cho biết hãng sẵn sàng thực hiện chuyến bay theo lịch bay đề nghị của Bộ Ngoại giao (nếu có) và sẵn sàng các phương án bổ sung chuyến bay để đón công dân từ Ukraina về nước theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Ngoại giao.

Bamboo Airways cũng đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về phương án khai thác 7 đường bay từ Hà Nội đến Prague (Cộng hoà Czech), Bucharest (Romania), Warsaw (Ba Lan), Budapest (Hungary), Brastislava (Slovakia), Mátxcơva (Nga), Minsk (Belarus) để thực hiện nghĩa vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraina.

Trước đó, ngày 8.3, chuyến bay số hiệu VN88 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chở 287 người Việt, trong đó có 14 trẻ em dưới 2 tuổi và một số công dân có bệnh nền, từ Bucharest (Romania) về Hà Nội. Đây là chuyến bay sơ tán nhân đạo thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, được tổ chức miễn phí để đón bà con trở về.

Những công dân đăng ký về nước lần này là những người sơ tán từ Ukraina sang Romania qua Moldova. Đại sứ quán đã trực tiếp đón công dân ta di chuyển từ Moldova đến hai điểm tiếp tại Bucharest và ra sân bay; đồng thời phối hợp với cộng đồng người Việt Nam tại Romania thu xếp phương tiện đi lại, chỗ ăn, ở tạm thời và cung cấp vật dụng thiết yếu cho công dân ta tại Romania trước khi lên máy bay về nước.

Người Việt từ Ukraina về nước. Ảnh: Ngọc Vân
Người Việt từ Ukraina về nước. Ảnh: Ngọc Vân
 

Hội đoàn Việt Nam tại các nước phối hợp bảo hộ công dân

Tại cuộc họp với hội đoàn Việt Nam tại các nước Ukraina, Czech, Slovakia, Hungary, Ba Lan, Romania, Đức và Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Châu Âu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu bày tỏ cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại của đồng bào ta tại Ukraina nhưng cũng vui mừng được biết hầu hết bà con đã được sơ tán.

Nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sát và đã có chỉ đạo rất sớm về việc đảm bảo an ninh, an toàn, tính mạng và tài sản của cộng đồng người Việt Nam tại Ukraina, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm chăm lo người Việt Nam ở nước ngoài như tinh thần KL-12 của Bộ Chính Trị, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, Bộ Ngoại giao cùng các bộ ngành liên quan, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực, tập trung công tác bảo hộ công dân và hỗ trợ cộng đồng, đồng thời tăng cường kết nối, phối hợp giữa các hội đoàn người Việt trong công tác này.

Lãnh đạo cộng đồng người Việt đã cập nhật thông tin về tình hình người Việt Nam tại Ukraina; cho biết các hội đoàn đã cố gắng hết sức nhưng do nguồn lực có hạn, nhiều địa điểm tiếp nhận đã bị quá tải; bày tỏ mong muốn được hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ một số khó khăn trong công tác hướng dẫn, tổ chức sơ tán, lánh nạn, di chuyển và đảm bảo an toàn tài sản, đồng thời đề nghị nhà nước bố trí thêm các chuyến bay sơ tán.

Nhân dịp này, với tinh thần tương thân tương ái, Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Czech đã quyên góp và sẽ chuyển cho mỗi Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan và Romania, mỗi nơi 10.000 euro để đóng góp thêm cho việc hỗ trợ bà con từ Ukraina sang. Đại diện tập đoàn Sun Group tại Ukraina cho biết sẵn sàng đóng góp, hỗ trợ Chính phủ trong việc tổ chức chuyến bay sơ tán bà con về nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Ngô Trịnh Hà khẳng định, với tinh thần chủ động, khẩn trương, hiệu quả, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan, cũng như các cơ quan đại diện đã và đang tập trung triển khai một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ, bảo hộ công dân với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của bà con.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có điện đàm, làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ các nước liên quan; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đai diện đã thiết lập các kênh liên lạc trực tiếp với các hội đoàn để cùng các cơ quan trong nước nắm tình hình, hướng dẫn, cung cấp thông tin, hỗ trợ và tổ chức sơ tán, lánh nạn và tập hợp nhu cầu để lên phương án tổ chức sơ tán trong thời gian tới; các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh, kiểm soát y tế phòng chống dịch COVID-19 khi sơ tán về Việt Nam đã được đơn giản tối đa. 

Phó Chủ nhiệm Ngô Trịnh Hà tin tưởng, với sự đoàn kết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các hội đoàn cùng với sự nỗ lực của các cơ quan trong và ngoài nước, đồng bào ta tại Ukraina sớm vượt qua khó khăn hiện nay.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lan tỏa những điều ý nghĩa trên không gian mạng để lấy cái đẹp dẹp cái xấu

VƯƠNG TRẦN |

Các chuyên gia về truyền thông xã hội cho rằng, không chỉ những thông tin tiêu cực, thông tin sốc, sến mới được mọi người tiếp nhận nhiều mà những điều tử tế, những điều tốt đẹp trong cuộc sống vẫn có đời sống riêng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Lao động trẻ cần nhận diện và có những ứng xử phù hợp trên không gian mạng xã hội.

Dấu ấn từ phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế trong lao động

Phạm Đông |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đều nỗ lực thi đua lao động sản xuất, học tập và công tác gắn với phòng chống dịch, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Lao động trẻ không thể đứng nhìn với những thông tin xấu độc trên MXH

Phạm Đông |

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, có không ít tin giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan truyền nhanh chóng, rộng khắp trên không gian mạng. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng, phải được lực lượng lao động trẻ tiến hành thường xuyên, hiệu quả.

Lan tỏa những điều ý nghĩa trên không gian mạng để lấy cái đẹp dẹp cái xấu

VƯƠNG TRẦN |

Các chuyên gia về truyền thông xã hội cho rằng, không chỉ những thông tin tiêu cực, thông tin sốc, sến mới được mọi người tiếp nhận nhiều mà những điều tử tế, những điều tốt đẹp trong cuộc sống vẫn có đời sống riêng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Lao động trẻ cần nhận diện và có những ứng xử phù hợp trên không gian mạng xã hội.

Dấu ấn từ phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế trong lao động

Phạm Đông |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đều nỗ lực thi đua lao động sản xuất, học tập và công tác gắn với phòng chống dịch, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Lao động trẻ không thể đứng nhìn với những thông tin xấu độc trên MXH

Phạm Đông |

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, có không ít tin giả, tin xấu độc đang tồn tại, lan truyền nhanh chóng, rộng khắp trên không gian mạng. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng, phải được lực lượng lao động trẻ tiến hành thường xuyên, hiệu quả.