Yên Bái chuẩn bị kĩ lưỡng cho đêm vinh danh nghệ thuật Xòe Thái

VĂN ĐỨC |

Công tác chuẩn bị cho Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đang được thị xã Nghĩa Lộ tích cực chuẩn bị.

Theo Ban Tổ chức, lễ đón nhận và khai mạc lễ hội bắt đầu vào lúc 20h00 ngày 24.9 tại Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ. 

Sau phần khai mạc, trao bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ là Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản", với sự tham gia của trên 3.000 diễn viên, nghệ nhân, nhân dân; trong đó riêng màn đại xòe với quy mô 2.022 người.

Để phục vụ người dân và du khách có thể không vào được sân xem trực tiếp, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ sẽ bố trí 6 khu vực có màn hình LED và không gian rộng rãi để người dân, du khách cùng theo dõi sự kiện và có lực lượng hướng dẫn để mọi người cùng tham dự trải nghiệm các điệu Xòe Thái.

Bà con nhân dân thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tích cực tập luyện, phục vụ cho màn diễu diễn đường phố năm 2022.
Bà con nhân dân thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tích cực tập luyện, phục vụ cho màn diễu diễn đường phố năm 2022.

Bên cạnh lễ hội là một số hoạt động khác có sự tham gia của các tỉnh có di sản Xòe Thái, các tỉnh Tây Bắc và thành phố Hồ Chí Minh như: Diễu diễn đường phố; Trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc; Hội chợ sản phẩm OCOP, đặc sản các vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022; Triển lãm ảnh di sản Nghệ thuật Xoè Thái và Ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng…

Để chuẩn bị tốt cho buổi lễ, những ngày này, trên địa bàn thị xã thị xã Nghĩa Lộ đều nhộn nhịp, tấp nập các hoạt động, các nhóm diễn viên từ chuyên đến không chuyên tích cực tập luyện.

Các cơ sở lưu trú, kinh doanh trên địa bàn cũng dọn dẹp tích cực để tiếp đón du khách.

Thị xã Nghĩa Lộ đang tích cực chuẩn bị cho tuần lễ văn hóa một cách thành công.
Thị xã Nghĩa Lộ đang tích cực chuẩn bị cho tuần lễ văn hóa một cách thành công.

Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 - "thương hiệu” du lịch của tỉnh Yên Bái năm nay càng được mong chờ, bởi sự kiện "Nghệ thuật xòe Thái” được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với nhiều hoạt động đáng chú ý cùng sự chuẩn bị chu đáo, Lễ hội kỳ vọng tạo điểm nhấn quan trọng để quảng bá du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Yên Bái - miền quê "Thân thiện, an toàn, bản sắc, hấp dẫn và ấn tượng".  

VĂN ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội Nguyễn Trung Trực - Nét đẹp văn hoá truyền thống ở Kiên Giang

Nguyên Anh |

Kiên Giang - Hiện tại chưa đến chính lễ nhưng hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tề tựu về TP Rạch Giá để tự nguyện làm công tác phục vụ cho Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Di dời chánh điện chùa Diệu Đế để bảo vệ “Long vân khế hội”

Tường Minh |

Thay vì hạ giải trong quá trình trùng tu, chánh điện chùa Diệu Đế đã được “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời lui phía sau để bảo vệ bức tranh “Long vân khế hội” được vẽ trên trần nhà.

Long An: Khát vọng Sông Vàm

Nguyễn Phấn Đấu |

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tỉnh Long An vinh dự được Trung ương phong tặng danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Trong hòa bình xây dựng đất nước, Long An đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Lễ hội Nguyễn Trung Trực - Nét đẹp văn hoá truyền thống ở Kiên Giang

Nguyên Anh |

Kiên Giang - Hiện tại chưa đến chính lễ nhưng hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tề tựu về TP Rạch Giá để tự nguyện làm công tác phục vụ cho Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Di dời chánh điện chùa Diệu Đế để bảo vệ “Long vân khế hội”

Tường Minh |

Thay vì hạ giải trong quá trình trùng tu, chánh điện chùa Diệu Đế đã được “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời lui phía sau để bảo vệ bức tranh “Long vân khế hội” được vẽ trên trần nhà.

Long An: Khát vọng Sông Vàm

Nguyễn Phấn Đấu |

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tỉnh Long An vinh dự được Trung ương phong tặng danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Trong hòa bình xây dựng đất nước, Long An đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.