Lễ hội Nguyễn Trung Trực - Nét đẹp văn hoá truyền thống ở Kiên Giang

Nguyên Anh |

Kiên Giang - Hiện tại chưa đến chính lễ nhưng hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tề tựu về TP Rạch Giá để tự nguyện làm công tác phục vụ cho Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Theo ghi nhận của phóng viên, còn 2 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 154 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2022) (gọi tắt là lễ hội) nhưng khắp các nẻo đường nội ô TP Rạch Giá đã có rất đông người dân đổ về.

Theo ban tổ chức lễ hội, đến nay, công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất, đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng, vui tươi, an toàn và ấn tượng với người dân và khách thập phương.

Ông Nguyễn Văn Sáu - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội, cho biết: “Công tác chuẩn bị cho lễ hội được các tiểu ban, đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện và hoàn tất. Năm nay dự kiến lượng người đến sẽ đông hơn các năm rất nhiều vì sau 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19 không tổ chức được”.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, lễ hội năm nay sẽ có nhiều hoạt động diễn ra vì thế công tác tổ chức phải thật chu đáo, chặt chẽ, tạo ấn tượng tốt đẹp và thuận lợi nhất cho bà con về viếng cụ Nguyễn và tham gia lễ hội.

Ngoài phần Lễ theo nghi thức truyền thống thì phần Hội sẽ được tổ chức quy mô, mở rộng hơn. UBND TP Rạch Giá phối hợp để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự dịp lễ hội. Ngành công an trang bị nhiều camera an ninh quanh khuôn viên đình để giám sát tình hình an ninh, trật tự, đề phòng tệ nạn có thể xảy ra. Ngoài ra, lực lượng công an ưu tiên công tác đề phòng cháy, nổ lên hàng đầu và có phương án chữa cháy suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Ông Nguyễn Văn Sáu cho biết thêm, các môn trong đại hội thể dục thể thao của tỉnh được tổ chức trùng thời gian lễ hội, vừa hoàn thành đại hội cũng là phục vụ cho nhân dân kết hợp đến xem. Ngoài ra, việc trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương cũng làm phong phú thêm hoạt động hội và quảng bá cho sản phẩm của tỉnh.

Hiện khu vực quanh khuôn viên Di tích lịch sử - văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực các trại cơm được hoàn tất, chỗ nghỉ cho người làm công quả, nơi nấu ăn phục vụ khách thập phương được ban bảo vệ di tích bố trí chu đáo.

Ông Nguyễn Phước Hoa, Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “Bà con khắp nơi đã đóng góp cho lễ hội rất nhiều từ vật chất đến công sức, ai có gì góp đó với tinh thần chung tay chăm lo tươm tất cho lễ hội. Chúng tôi đã tiếp nhận hơn 500m3 củi, 65 tấn gạo, 2.000 chiếc võng phục vụ chỗ nghỉ cho bà con ngoài ra còn rất nhiều nhu yếu phẩm khác”.

Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hay còn được người dân khắp nơi quen gọi với cái tên thân thương là Lễ giỗ cụ Nguyễn, là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch bệnh) trong 5 ngày diễn ra lễ hội đã thu hút hơn 1 triệu người dân và du khách khắp nơi đến tham dự.

Nguyên Anh
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu nỗ lực phát huy giá trị nghệ thuật của "Dạ cổ hoài lang"

Hải Anh |

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị cần quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch. 

Những ngôi chùa ở Khánh Hòa nổi tiếng thu hút du khách tham quan

THANH LAN |

Khánh Hòa - 4 ngôi chùa, chùa Suối Đổ cùng với Trúc Lâm Tịnh Viện, chùa Từ Vân, Long Sơn góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong bản đồ du lịch tâm linh của tỉnh Khánh Hòa.

Từ tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang đến hơn 70 ngôi chùa làng

NGUYÊN QUÝ |

Quảng Trị - Triệu Phong là một huyện đồng bằng không quá rộng nhưng có đến hơn 70 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, nơi phát tích đạo Phật trên đất Quảng Trị. Với bề dày lịch sử của vùng địa linh, văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần và hòa quyện cùng nếp sống của con người nơi đây.

Bạc Liêu nỗ lực phát huy giá trị nghệ thuật của "Dạ cổ hoài lang"

Hải Anh |

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị cần quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch. 

Những ngôi chùa ở Khánh Hòa nổi tiếng thu hút du khách tham quan

THANH LAN |

Khánh Hòa - 4 ngôi chùa, chùa Suối Đổ cùng với Trúc Lâm Tịnh Viện, chùa Từ Vân, Long Sơn góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong bản đồ du lịch tâm linh của tỉnh Khánh Hòa.

Từ tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang đến hơn 70 ngôi chùa làng

NGUYÊN QUÝ |

Quảng Trị - Triệu Phong là một huyện đồng bằng không quá rộng nhưng có đến hơn 70 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, nơi phát tích đạo Phật trên đất Quảng Trị. Với bề dày lịch sử của vùng địa linh, văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần và hòa quyện cùng nếp sống của con người nơi đây.