Triển lãm 180 bức ảnh về các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào

Theo TTXVN |

Ngày 23.6, triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào” đã diễn ra tại thủ đô Vientiane.

Đây là lần đầu tiên một triển lãm ảnh giới thiệu đầy đủ các Di sản Văn hóa, Thiên nhiên Thế giới của Việt Nam và các Di sản Văn hóa Thế giới của Lào được tổ chức tại Lào.

Triển lãm ảnh do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức, là một hoạt động rất có ý nghĩa, làm phong phú thêm các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa nghệ thuật giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Triển lãm giới thiệu 180 ảnh, trong đó có 160 ảnh chụp về 26 di sản của Việt Nam như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Nhã nhạc Cung đình Huế... và 4 di sản của Lào gồm Cố đô Luang Prabang, Khu di sản Wat Phou, Cánh đồng Chum Xiengkhouang và Khen Lào.

Các bức ảnh tại triển lãm do nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh của Việt Nam và Lào thực hiện, ghi lại chân thực vẻ đẹp, giá trị, sức sống của di sản trong thời điểm hiện tại, mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng hình ảnh sống động, cuốn hút của những phong cảnh thiên nhiên kì vĩ, nên thơ, tuyệt tác của tạo hóa hay những công trình kiến trúc cổ kính, những tư liệu chứa đựng trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tư tưởng, tri thức, tập quán, tín ngưỡng, thẩm mĩ... của hai dân tộc Việt Nam và Lào.

Triển lãm mở cửa tự do từ nay đến hết tháng 7.2023. Sau đó, các bức ảnh tại triển lãm sẽ được trưng bày ở một số địa phương của Lào.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Người dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng bảo tồn văn hóa truyền thống

BẢO TRUNG |

Với người dân tộc Ê Đê đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bộ cồng chiêng hay nghề dệt thổ cẩm truyền thống... được xem tài sản quý giá, được xem là “linh hồn của dân tộc”, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, bà con đang ngày càng ít tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đánh cồng chiêng, uống rượu cần, hát múa... và nghề dệt thổ cẩm cũng ít có truyền nhân.

Khẳng định bản sắc văn hóa Việt trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới

Song Minh |

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới.

Ông hoàng cải lương Hồ Quảng Vũ Linh với hậu tổ Làng hoa Sa Đéc

LỤC TÙNG |

Cách đây 38 năm, “ông hoàng cải lương Hồ Quảng” Vũ Linh đã đến thăm và để lại “dấu ấn” tại Vườn hồng Tư Tôn ở Sa Đéc (Đồng Tháp).

Người dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng bảo tồn văn hóa truyền thống

BẢO TRUNG |

Với người dân tộc Ê Đê đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bộ cồng chiêng hay nghề dệt thổ cẩm truyền thống... được xem tài sản quý giá, được xem là “linh hồn của dân tộc”, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, bà con đang ngày càng ít tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đánh cồng chiêng, uống rượu cần, hát múa... và nghề dệt thổ cẩm cũng ít có truyền nhân.

Khẳng định bản sắc văn hóa Việt trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới

Song Minh |

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới.

Ông hoàng cải lương Hồ Quảng Vũ Linh với hậu tổ Làng hoa Sa Đéc

LỤC TÙNG |

Cách đây 38 năm, “ông hoàng cải lương Hồ Quảng” Vũ Linh đã đến thăm và để lại “dấu ấn” tại Vườn hồng Tư Tôn ở Sa Đéc (Đồng Tháp).