Khẳng định bản sắc văn hóa Việt trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới

Song Minh |

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới.

TTXVN đưa tin, tối 15.6, lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận năm 2023 đã diễn ra trang trọng tại Quảng trường 16.4, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Bên cạnh kì vọng lan tỏa rộng rãi trong nước và quốc tế, buổi lễ được tổ chức còn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trong thời gian tới.

Đối với Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận được tổ chức 2 năm/lần, đây là dịp giới thiệu các sản phẩm đặc thù, riêng biệt sẵn có của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tôn vinh những giá trị kinh tế mà cây nho mang lại cho địa phương, làm nổi bật đặc trưng của nho Ninh Thuận.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” là sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới, đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Di sản Văn hóa Nghệ thuật làm gốm của người Chăm từ nay đã trở thành tài sản chung của nhân loại.

Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo không ngừng của người dân Ninh Thuận, nhiều giống nho đã được trồng thành công, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao; trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch trải nghiệm.

Theo Phó Thủ tướng, Lễ hội Nho-Vang chính là cơ hội để tôn vinh những người nông dân, doanh nhân, nhà khoa học; đồng thời cũng là dịp để trao đổi, chia sẻ cơ hội hợp tác, quảng bá đưa thương hiệu nho-vang Ninh Thuận ra thị trường trong nước, thế giới; theo thời gian sẽ trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất và người Ninh Thuận.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: TTXVN
 

Phó Thủ tướng đề nghị Ninh Thuận cần khẩn trương hình thành các hệ sinh thái công nghiệp năng lượng xanh; phát triển nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại, nông dân thông minh; chủ động thích ứng với các tác động ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu.

Song song với đó là chăm lo công tác giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đón đầu làn sóng đầu tư mới phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế tuần hoàn, định hướng ưu tiên phát triển của địa phương.

Đặc biệt, Ninh Thuận phải định vị được những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có, làm nền tảng để khơi dậy lòng tự hào, tình yêu thương quê hương, khát vọng cống hiến trong từng người dân, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng của địa phương.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Ninh Thuận cần có quy hoạch cụ thể, thiết thực hơn trong gìn giữ, bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị văn hóa, vật thể và phi vật thể; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo lập môi trường văn hóa trong cộng đồng, đặc biệt là trong không gian văn hóa gia đình và cả không gian mạng.

Cùng với đó, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần chung tay gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, bảo tồn các di tích di sản văn hóa đã được ghi danh để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn đồng hành trong mọi bước đường phát triển của dân tộc; đóng góp và làm giàu cho văn hóa thế giới.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng trân trọng cảm ơn bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam sự hợp tác, giúp đỡ hết sức quý báu để các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được gìn giữ, ngày càng lan tỏa sâu rộng, hòa cùng dòng chảy của tinh hoa văn hóa nhân loại.

Theo chương trình, lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận năm 2023 diễn ra từ ngày 13.6 đến hết ngày 18.6 với 12 hoạt động cấp tỉnh về văn hóa, thể thao và du lịch rất đặc sắc, hấp dẫn, quy mô lớn và nhiều hoạt động hưởng ứng khác từ các huyện, thành phố trong tỉnh Ninh Thuận.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Chăm ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan

Thanh Hà |

Với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt, Tết Ramưwan của người Chăm gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau.

Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch Bình Định

Thanh Hà |

Dấu tích đền tháp mà người Champa để lại trên mảnh đất Bình Định là 8 cụm tháp với 14 ngôi tháp. 

Lễ hội Katê của người Chăm (Bình Thuận) là di sản phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm mà từ lâu Lễ hội Katê là dịp để Bình Thuận thu hút khách tham quan, du lịch và trở thành sân chơi của người dân địa phương.

Đồng bào Chăm ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan

Thanh Hà |

Với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt, Tết Ramưwan của người Chăm gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau.

Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch Bình Định

Thanh Hà |

Dấu tích đền tháp mà người Champa để lại trên mảnh đất Bình Định là 8 cụm tháp với 14 ngôi tháp. 

Lễ hội Katê của người Chăm (Bình Thuận) là di sản phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm mà từ lâu Lễ hội Katê là dịp để Bình Thuận thu hút khách tham quan, du lịch và trở thành sân chơi của người dân địa phương.