Thảm kịch Itaewon và hệ luỵ khi giới trẻ Hàn cuồng người nổi tiếng

THU HƯƠNG |

Nhiều nhân chứng trong thảm kịch giẫm đạp lễ hội Halloween ở Itaewon chia sẻ, một trong những lý do khiến đám đông hỗn loạn vì con phố có người nổi tiếng xuất hiện. Để thấy, việc giới trẻ Hàn “cuồng" thần tượng, người nổi tiếng cũng có những hệ luỵ khó lường.

Thảm kịch xô đẩy, giẫm đạp khiến 151 người thiệt mạng (số liệu cập nhật mới nhất) trong đêm hội Halloween ở con phố sầm uất Itaewon, Seoul, Hàn Quốc đang khiến cả thế giới rúng động.

Trong nhiều nguyên nhân được những nhân chứng chia sẻ lại (như điều kiện không gian, địa hình, sự vô ý thức của một bộ phận người tham gia lễ hội…), có một nguyên nhân thu hút sự chú ý. Đó là thông tin về sự xuất hiện của người nổi tiếng gần khu phố xảy ra thảm kịch, khiến đám đông hỗn loạn.

Một lần nữa, mặt trái của “văn hóa thần tượng" trong giới trẻ Hàn Quốc được đem ra mổ xẻ. 

“Văn hóa thần tượng" là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong những chủ đề về ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. 

Những năm gần đây, khi nội dung giải trí Hàn Quốc, điển hình là Kpop và phim Hàn ngày càng phủ sóng, “văn hóa thần tượng" cũng xuất hiện những “biến tướng" về fan cuồng.

Truyền thông Hàn Quốc không ít lần phản ánh về các trường hợp fan cuồng theo dõi thần tượng bất chấp. Điển hình như việc mua thông tin lịch trình cá nhân, theo dõi điện thoại hoặc lẻn vào phòng khách sạn của người nổi tiếng, thậm chí trốn dưới gầm giường. 

Bộ phận này được gọi là “sasaeng fans" - những người hâm mộ đời tư, có trường hợp đã biến tướng đến mức cực đoan, bị ám ảnh bởi thần tượng.

Kim Heechul của Super Junior đã từng phải đổi số điện thoại nhiều lần vì bị fan cuồng quấy rối. Ảnh: Dispatch.
Kim Heechul của Super Junior đã từng phải đổi số điện thoại nhiều lần vì bị fan cuồng quấy rối. Ảnh: Dispatch.

Một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc vì mê hình tượng nam chính hoàn hảo trên phim ảnh mà không màng đến yêu đương và không có ý định tìm kiếm người yêu. Họ “ảo tưởng" về người nổi tiếng, lấy người nổi tiếng làm hình mẫu lý tưởng.

“Văn hóa thần tượng" là một trong những động lực thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc phát triển, song, hiện tượng “fan cứng", “fan cuồng" cũng rất khó lường.

Mới đây, nhóm nhạc nữ EXID đã gặp sự cố trên đường trở về từ concert do một fan cuồng gây ra. Theo nhân chứng kể lại trên cộng đồng trực tuyến, một fan nam của nhóm đã bất chấp chạy lại gần chiếc xe chở các thành viên nhóm EXID để ném quà tặng cho thần tượng. 

Hộp quà ném bất ngờ qua cửa kính của chiếc xe đang di chuyển chậm và va trúng mặt thành viên Solji khiến cô và cả nhóm cực kỳ hoang mang.

Nhân chứng của vụ việc cho biết, fanboy này có dấu hiệu cuồng nhiệt quá khích khi liên tục bất chấp nguy hiểm để tiếp cận các nữ thần tượng, thậm chí dẫn đến bị thương nhẹ ở tay. Trước đó, trong khi concert đang diễn ra, người này nhiều lần hét lớn mong được cưới Solji làm vợ.

Thành viên nhóm EXID gặp sự cố trong connect vì fan cuồng. Ảnh: Naver.
Thành viên nhóm EXID gặp sự cố trong connect vì fan cuồng. Ảnh: Naver.

Trong trường hợp ở Itaewon, chưa nói đến việc người nổi tiếng được đồn đoán xuất hiện trong con phố có thật hay không, thì thông tin về sự xuất hiện ấy ít nhiều đã gây xôn xao và thu hút sự chú ý của dòng người (theo một số nhân chứng kể lại).

Chỉ cần nghe thấy dấu hiệu của người nổi tiếng đã lập tức khiến nhiều người trẻ trong đám đông mong muốn len lỏi để được đến gần. 

Chính sự cuồng nộ này đã góp phần khiến đám đông lễ hội Halloween ở Itaewon hôm 29.10 trở thành thảm kịch.

THU HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

THU HƯƠNG |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.

Mỗi tác phẩm xuất bản phải lấy việc phụng sự dân tộc làm mục đích cao nhất

HƯƠNG MAI |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng để có sách hay, sách đẹp, thiết thực, đòi hỏi đội ngũ những người làm xuất bản phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa dân tộc và nhân loại, bám sát hơi thở cuộc sống. Mỗi tác phẩm khi xuất bản, phải lấy việc phụng sự quốc gia, dân tộc làm mục đích cao nhất.

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

THU HƯƠNG |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.

Mỗi tác phẩm xuất bản phải lấy việc phụng sự dân tộc làm mục đích cao nhất

HƯƠNG MAI |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng để có sách hay, sách đẹp, thiết thực, đòi hỏi đội ngũ những người làm xuất bản phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa dân tộc và nhân loại, bám sát hơi thở cuộc sống. Mỗi tác phẩm khi xuất bản, phải lấy việc phụng sự quốc gia, dân tộc làm mục đích cao nhất.